Năm 2024, mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 6 - 6,5%

0
0

- Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 6 - 6,5%; kiểm soát lạm phát trong phạm vi 4 - 4,5%.

Theo Bộ Tài chính, tình hình kinh tế thế giới năm 2024 được dự báo nhiều thời cơ và thách thức đan xen. Kinh tế thế giới đối mặt nhiều rủi ro, thách thức chưa có tiền lệ, lạm phát đã hạ nhiệt nhưng các nền kinh tế lớn tiếp tục đối mặt tình trạng tăng trưởng thấp, nguy cơ suy thoái; chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, nhiều nước vẫn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, xung đột Nga - Ucraina, Israel - Hamas ngày càng phức tạp.

Tăng trưởng tiếp tục duy trì xu hướng tích cực trong các tháng cuối năm 2023 và sang năm 2024; nhiều chỉ tiêu, chỉ số quan trọng cho thấy xu hướng tháng sau cao hơn tháng trước. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; các vấn đề an sinh xã hội được xử lý tốt, quốc phòng – an ninh được giữ vững... Nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 còn nhiều thách thức nhưng vẫn có thể đạt mức tích cực 6 – 6,5%,...

Cũng theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh đó, với ý nghĩa quan trọng của năm 2024, năm thứ tư thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 05 năm 2021 - 2025, là năm bứt phá để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - NSNN của nhiệm kỳ, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, xử lý tốt các vấn đề phát sinh, tận dụng mọi thời cơ, động lực để phát triển.

Liên quan đến nhiệm vụ tài chính – Ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2024, Bộ Tài chính cho biết, tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10,11/2023), Quốc hội đã thông qua:

Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 6-6,5%; kiểm soát lạm phát trong phạm vi 4-4,5%,...; 

 

Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10/11/2023 về dự toán NSNN năm 2024 với các chỉ tiêu như sau: Dự toán thu NSNN là 1,7 triệu tỷ đồng; trong đó thu nội địa chiếm 84,9%; thu dầu thô chiếm 2,7%; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 12%.

Dự toán chi NSNN là 2,12 triệu tỷ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 32%; dự toán chi thường xuyên chiếm khoảng 55,5%. Bội chi NSNN là 399,4 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 3,6% GDP.

11 giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tài chính 2024

Bộ Tài chính cho biết, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 - 6,5%, các mục tiêu về tài chính - NSNN, đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chủ động có giải pháp thực hiện sáng tạo, hiệu quả dựa trên tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương; phấn đấu đạt cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và NSNN đã đề ra. Trong đó, tập trung các giải pháp sau:

Một là, tiếp tục giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về thu NSNN, tăng cường quản lý thu, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất đảm bảo nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Ba là, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tăng cường tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng NSNN, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính; tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại chi NSNN gắn với các mục tiêu về tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững.

Bốn là, kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN, nợ công, các nghĩa vụ nợ dự phòng.

Năm là, đảm bảo sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Sáu là, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị gắn với tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.

Bảy là, thực hiện quyết liệt, thực chất, có hiệu quả tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước gắn với đổi mới quản trị doanh nghiệp.

Tám là, đẩy mạnh chuyển đổi số; tiếp tục cải thiện thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tăng tính công khai, minh bạch. 

Chín là, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong quản lý thu, chi NSNN, tài sản công, đất đai, tài nguyên.

Mười là, tích cực, chủ động hội nhập tài chính quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.

Mười một là, chú trọng điều hành các nhiệm vụ tài chính – NSNN trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Minh Ngọc


Ý kiến bạn đọc


Nhà đầu tư đua nhau mua vào, giá vàng bật tăng mạnh mẽ

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (18/5 - theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh mẽ sau phiên giảm trước đó. Trong khi đó, cuối phiên giao dịch hôm qua, 17/5, giá vàng miếng SJC của Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn vẫn duy trì ở mức 90 triệu đồng/lượng.

Nhanh chóng và nhiều tiện lợi, thanh toán không dùng tiền mặt lên ngôi

(VnMedia) - Nghiên cứu từ Visa cho thấy, những xu hướng thanh toán đang định hình nền kinh tế không dùng tiền mặt tại Việt Nam, đồng thời mở ra bước tiến quan trọng hứa hẹn sẽ mang tới sự chuyển đổi đáng kể cho bối cảnh thanh toán - tài chính trong thời gian tới đây.

Các vụ tấn công mạng phơi bày sự yếu kém của hệ thống y tế Mỹ

(VnMedia) - Hai cuộc tấn công bằng ransomware gần đây đã làm tê liệt hệ thống máy tính của hai bệnh viện chăm sóc sức khỏe lớn của Mỹ, gián đoạn quá trình chăm sóc bệnh nhân và bộc lộ những điểm yếu cơ bản trong “hàng rào” bảo vệ hệ thống chăm sóc sức khỏe trước tin tặc.

Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số phát triển ngành logistics

(VnMedia) - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam khẳng định, chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics là nhiệm vụ chiến lược, bắt buộc. Bởi ngành hàng hải, ngành hàng không đòi hỏi tính hội nhập cao và sự tuân thủ các quy định của quốc tế.

Nhiều nạn nhân "sập bẫy", mất tiền tỷ khi làm cộng tác viên online

(VnMedia) - Liên tục được các cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị lừa bởi chiêu trò làm cộng tác viên online thanh toán đơn hàng để nhận hoa hồng...