Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng lần đầu sau 9 tháng

0
0

- Trong bối cảnh nhiều khó khăn từ suy giảm kinh tế toàn cầu, đặc biệt là từ những tháng đầu năm đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất công nghiệp trong nước. 

Sản xuất công nghiệp phục hồi

Theo Bộ Công Thương, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đạt 49,7 trong tháng 9, giảm trở lại xuống dưới mốc 50 điểm sau khi đạt trên 50,5 điểm trong tháng 8, cho thấy các điều kiện kinh doanh của các nhà sản xuất Việt Nam suy giảm, mặc dù mức suy giảm là nhỏ. 

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng 0,1% so với tháng 8 và tăng 5,1% so với cùng kỳ. Nhờ những nỗ lực thường xuyên, kịp thời của Chính phủ nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh để thúc đẩy sản xuất, phục hồi nền kinh tế nên tính chung 9 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp lần đầu tiên kể từ đầu năm đạt mức tăng trưởng dương (tăng 0,3%).

Phân theo địa phương, chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 49 địa phương và giảm ở 14 địa phương. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao . Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm .     

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 9 tháng năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Đường kính tăng 37,1%; phân hỗn hợp NPK tăng 18,6%; ti vi tăng 10,1%; thuốc lá điếu tăng 9,6%; sơn hóa học tăng 9,1%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 8,3%; thép cán tăng 7,1%; sữa tươi tăng 6,9%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Ô tô giảm 19,3%; thép thanh, thép góc giảm 14,4%; điện thoại di động giảm 12,8%; xe máy giảm 8,4%; giày, dép da giảm 5,3%; xi măng giảm 4,3%; dầu thô khai thác giảm 3,7%; quần áo mặc thường giảm 3,6%. 

 

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2023 tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2023, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,7%).

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2023 tăng 2,5% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 19,4% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 13,4%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng năm 2023 là 85,3% (bình quân 9 tháng năm 2022 là 76,4%). 

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/9/2023 tăng 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,9% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành ngành chế biến, chế tạo tăng 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 2,1% so với cùng thời điểm năm trước.

Giá hàng hoá xuất khẩu có xu hướng giảm

Đưa ra nguyên nhân của sự suy giảm trong sản xuất công nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu trong 9 tháng qua, Bộ Công Thương cho biết, các nền kinh tế lớn là đối tác xuất khẩu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ khiến khối lượng đơn đặt hàng giảm. Trong khi đó, các ngành sản xuất công nghiệp trong nước chủ yếu hướng vào xuất khẩu, phụ thuộc lớn vào thị trường toàn cầu do sản lượng sản xuất trong nước vượt xa nhu cầu của thị trường nội địa, đặc biệt là đối với các ngành hàng như dệt may, da - giày, điện tử… chỉ cung ứng cho nhu cầu nội địa 10% sản lượng, 90% sản lượng còn lại là để xuất khẩu.

Cũng theo Bộ Công Thương, giá hàng hoá xuất khẩu có xu hướng giảm trong 9 tháng năm 2023, trong đó giá một số hàng nông sản giảm mạnh ở mức hai con số so với cùng kỳ năm ngoái như hạt tiêu giảm 25,1%, cao su giảm 18,7%, dầu thô  giảm 15,8%, hay một số mặt hàng công nghiệp chế biến như phân bón giảm 35,4%... Chỉ có một số ít mặt hàng đạt mức giá cao kỷ lục do nhu cầu tăng cao như cà phê tăng 9,9% lên mức bình quân 2.499 USD/tấn, gạo tăng 14% lên mức bình quân 553 USD/tấn.

“Việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu cùng chủng loại của Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp của ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đơn hàng nước ngoài giảm, thị trường trong nước sức mua không lớn, chi phí đầu vào vẫn ở mức cao, không dễ dàng trong việc tiếp cận tín dụng…”, Bộ Công Thương cho hay.

Yến Nhi


Ý kiến bạn đọc


5 thị trường xuất khẩu chục tỷ USD của Việt Nam

(VnMedia) - Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024 sang Hoa Kỳ  có mức tăng mạnh nhất với 8,11 tỷ USD; tiếp theo là EU (27 nước) tăng 2,51 tỷ USD; Trung Quốc tăng 2,19 tỷ USD; ASEAN tăng 1,52 tỷ USD USD…

Người phụ nữ Hà Nội bị lừa gần 800 triệu đồng vì đầu tư "sàn tài chính online"

(VnMedia) - Thời gian qua, Công an Thành phố Hà Nội đã liên tục cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi tham gia đầu tư các sàn giao dịch tài chính online. Với lời quảng cáo đầu tư sinh lời, lãi xuất cao đánh vào tâm lý nhiều nhà đầu tư muốn kiếm tiền nhanh chóng...

Phát hiện lỗ hổng RCE nghiêm trọng trong Công cụ cơ sở hạ tầng AI của Ollama

(VnMedia) - Các nhà nghiên cứu bảo mật đã tiết lộ chi tiết về một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá ảnh hưởng đến nền tảng cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) nguồn mở Ollama có thể bị khai thác để thực thi mã từ xa (RCE).

Giá vàng liên tục trồi sụt, vàng nhẫn vẫn giữ mức cao

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (26/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều giảm gần 12 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu vẫn duy trì ở mức gần 76 triệu đồng/lượng.

Định danh và xác thực điện tử: Những quy định ai cũng cần biết

(VnMedia) - Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử các mức độ đối với công dân Việt Nam và đối với người nước ngoài; Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với cơ quan, tổ chức; Kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử...