Đảm bảo điện cuối năm 2023 và sẵn sàng 2 kịch bản cho năm 2024

0
0

- Báo cáo Kế hoạch cung ứng điện các tháng cuối năm 2023 của EVN cho thấy, việc đảm bảo cung cấp than cho phát điện, sự cố các nhà máy nhiệt điện được khắc phục dần, có thể nhận định công tác cung ứng điện trong các tháng còn lại của năm 2023 về cơ bản sẽ được đảm bảo.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp với các Tập đoàn, doanh nghiệp năng lượng nhà nước nhằm bàn bạc các giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, trong đó có công tác cung cấp điện các tháng cuối năm 2023, năm 2024 và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đồng thời tăng cường hợp tác giữa các Tập đoàn, Tổng công ty trong lĩnh vực năng lượng.

Tháng còn lại của năm 2023 về cơ bản điện sẽ được đảm bảo

Tại buổi làm việc, Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) Trần Đình Nhân cho biết, 7 tháng đầu ăm 2023, điện sản xuất và nhập khẩu hệ thống đạt 160,58 tỷ kWh, tăng 1,8 % so với cùng kỳ năm 2022. Theo tính toán cập nhật của EVN, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống trong các tháng còn lại (từ tháng 8-tháng 12/2023) còn khoảng 121,8 tỷ kWh, tăng trưởng 9,9% so với cùng kỳ 2022. Như vậy, lũy kế cả năm 2023 ước đạt 282,66 tỷ kWh tăng 5,3% so với năm 2022, đạt 99,4% so với kế hoạch năm 2023 được duyệt.

Báo cáo Kế hoạch cung ứng điện các tháng cuối năm 2023 của EVN cho thấy, việc đảm bảo cung cấp than cho phát điện, sự cố các nhà máy nhiệt điện được khắc phục dần, nước về các hồ chứa thủy điện được cải thiện có thể nhận định công tác cung ứng điện trong các tháng còn lại của năm 2023 về cơ bản sẽ được đảm bảo, đáp ứng đủ điện cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân tuy ở một số thời điểm công suất dự phòng ở miền Bắc ở mức thấp do bố trí lịch sửa chữa các nhà máy nhiệt điện.

 

Để đảm bảo cân đối cung – cầu điện năm 2024, EVN đã tính toán cân đối cung – cầu điện với nhu cầu điện tăng trưởng 8,96% so với năm 2023 và 02 kịch bản lưu lượng nước về các hồ thủy điện

Kịch bản 1: Nước về các hồ thủy điện ở mức bình thường (tương ứng tần suất 65%).

Kịch bản 2: Cực đoan (lưu lượng nước về kém như đã diễn ra trong năm 2023 tương ứng tấn suất khoảng 90%).

Trong kịch bản lưu lượng nước về các hồ thủy điện bình thường, hệ thống điện quốc gia về cơ bản đáp ứgn cung ứng điện, tuy nhiên do công suất dự phòng của hệ thống điện miền Bắc thấp nên vẫn phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về công suất đỉnh tại một số thời điểm trong ngày của các tháng nắng nóng.

Trường hợp lưu lượng nước về cực đoan như mùa khô năm 2023, việc đảm bảo cung cấp điện đặc biệt đối với khu vực miền Bắc sẽ gặp khó khăn hơn, có thể xuất hiện tình trạng thiếu công suất (khoảng 420 đến khoảng 1.770MW) trong một số giờ cao điểm của tháng 6 và 7. Khi đó cần thực hiện dịch chuyển biểu đồ sử dụng điện hàng gày của một số khách hàng sử dụng nhiều điện năng sang thời điểm ngoài cao điểm.

EVN đang tập trung vào các giải pháp như: Đảm bảo độ khả dụng, sẵn sàng của các nhà máy của EVN và các đơn vị thành viên; hạn chế tối đa sự cố các nhà máy, đặc biệt là các tổ máy nhiệt điện than miền Bắc; tổ chức thực hiện ngay các giải pháp hắc phục tình trạng suy giảm công suất các tổ máy do yếu tố nhiệt độ môi trường, nước làm mát, thủy triều thấp; làm việc với TKV, TCT Đông Bắc và PVN/PVGas để đảm bảo đủ nhiên liệu cho sản xuất điện theo nhu cầu của hệ thống; lập lịch huy động cao các nhà máy nhiệt điện ngay từ đầu năm 2024 để điều tiết, giữ mực nước các hồ thủy điện ở mức cao để đạt công suất thiết (nhất là khu vực miền Bắc) ở thời điểm cuối mùa khô năm 2024 một cách tối ưu theo quy định.

Lên kế hoạch đảm bảo nhiên liệu cung cấp điện năm 2024

Cũng theo EVN, theo tính toán cung cầu năng lượng giai đoạn 2024-2030, dự kiến các nhà máy của EVN sẽ được huy động rất cao khoảng 40-42 tỷ kWh/năm, tương ứng với khối lượng than là 27,2-28 triệu tấn, vượt quá khả năng cấp trong hợp đồng dài hạn. Do đó, cần phải bổ sung thêm than cho vận hành các nhà máy điện than hiện hữu, đáp ứng nhu cầu huy động trong các năm năm giai đoạn 2024-2030.

Để đảm bảo nhiên liệu than năm 2024 và các năm tiếp theo, hiện nay EVN đang làm việc với TKV và TCT Đông Bắc- đây là 2 tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước có nhiều kinh nghiệm chuyên sâu về nhập khẩu than, tiềm lực tài chính lớn...đảm bảo cung cấp toàn bộ than cho sản xuất điện của các nhà máy sử dụng than antraxit của EVN và các EVNGENCO từ 1/1/2024 đảm bảo đủ nhu cầu vận hành và chất lượng theo yêu cầu của bên mua. Qua đó nâng tổng khối lượng than cung cấp hàng năm trong hợp đồng dài hạn hiện hữu lên khoảng 27-28 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu huy động trong thời gian tới.

Liên quan đến tình hình cung cấp khí, theo báo cáo của EVN, trong các năm vừa qua, khả năng cấp khí Đông Nam Bộ của PVN/PVgas cho phát điện đang suy giảm mạnh từ năm 2020 trở đi, trong đó năm 2020 khả năng cấp chỉ khoảng 6 tỷ m3 đến năm 2023 khả năng cấp chỉ còn 4,3 tỷ m3, khả năng cấp khí cho khu vực Tây Nam Bộ ổn định trong khoảng 1,3-1,4 tỷ m3/năm.

Ngày 11/7/2023 PVGAs đã có văn bản 1083/KVN-HĐK về việc cấp khí LNG tái hóa cho các nhà máy điện tại khu vực Đông Nam Bộ, theo đó PVN dự kiến khả năng cấp khí thiên nhiên khu vực Đông Nam Bộ năm 2024 ở mức 3,06 tỷ m3, năm 2025 ở mức 2,61 tỷ m3 (chỉ đáp ứng khoảng 33% so với nhu cầu nhiên liệu của các nhà máy điện và đề xuất sử dụng LNG là nhiên liệu bổ sung, thay thế).

Để đảm bảo nhiên liệu khí cho phát điện năm 2024 và các năm tiếp theo, đảm bảo tận dụng hạ tầng cung cấp khí hiện hữu sẵn có đáp ứng tiến độ và nhu cầu nhiên liệu khí cho phát điện EVN kiến nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao PVN là đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp nhiên liệu khí cho phát điện (bao gồm cả khí LNG khai thác trong nước và nhập khẩu). Việc bổ sung khí LNG cho các nhà máy điện được thực hiện trên cơ sở đấu thầu lựa chọn các nhà cung cấp LNG, đảm bảo công khai, cạnh tranh minh bạch. Khí thiên nhiên được ưu tiên cung cấp cho các nhà máy điện, việc phân bổ khí cho các nhà máy điện sử dụng chung hạ tầng được thực hiện phân bổ đều trên tỷ trọng sử dụng đảm bảo bình đẳng và tính cạnh tranh trên thị trường. Sau khi được sự đồng ý của Thủ tướng, EVN sẽ triển khai ngay việc đàm phán bổ sung khí LNG để kịp tăng nguồn cung khí cho năm 2024.

Yến Nhi


Ý kiến bạn đọc


Xuất nhập khẩu Việt Nam đang tăng cao

(VnMedia) - Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 5 tháng/2024 đạt 303,94 tỷ USD, tăng 16%, tương ứng tăng 42 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.

Người phụ nữ Hà Nội bị lừa 24 tỷ đồng khi đầu tư “sàn vàng online”

(VnMedia) - Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP Hà Nội mới đây đã tiếp nhận đơn của chị T về việc bị chiếm đoạt 24 tỷ đồng khi tham gia đầu tư vàng online.

Các quy tắc AI mới của EU châm ngòi cho cuộc chiến về tính minh bạch dữ liệu

(VnMedia) - Một bộ luật mới quản lý việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ở Liên minh châu Âu sẽ buộc các công ty phải minh bạch hơn về dữ liệu được sử dụng để đào tạo các hệ thống của họ, buộc họ phải công khai một trong những bí mật được bảo vệ chặt chẽ nhất của ngành.

Xem trọn vẹn vòng Chung kết Euro 2024 trên dịch vụ MyTV đa nền tảng của VNPT

(VnMedia) - Kỳ UEFA EURO 2024 sắp khởi tranh tại Đức với những đội tuyển bóng đá mạnh nhất lục địa già. Người hâm mộ tại Việt Nam có thể xem trọn vẹn sự kiện bóng đá sôi động nhất mùa hè này trên hệ thống dịch vụ MyTV của tập đoàn VNPT.

Giá vàng thế giới giảm sâu, trong nước đứng im

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (14/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã bất ngờ giảm sâu gần 19 USD/ounce. Trong nước, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu và vàng miếng SJC vẫn giữ nguyên mức giá được niêm yết trước đó.