Nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào hơn 1.100 dự án bất động sản ở Việt Nam

0
0

- Thông tin trên được ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho biết sáng nay 13/7.

Theo đó, phát biểu tại Hội thảo quốc tế "Tiềm năng phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam" do Bộ Xây dựng phối hợp với Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, lũy kế đến nay, cả nước đã thu hút được hơn 37.500 dự án với tổng vốn đầu tư đạt gần 450 tỷ USD; trong đó đầu tư vào lĩnh vực bất động sản có 1.100 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 66,4 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư.

Bất động sản là lĩnh vực đứng thứ hai về thu hút đầu tư, sau lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo. Trong đó, đã có 48 quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, dẫn đầu tư là Singapore, tiếp theo là Hàn Quốc, British VirginIslands và Nhật Bản.

Về địa phương đã có 45 tỉnh/thành phố có đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản, trong đó TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 16 tỷ USD, chiếm 24,7% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Hà Nội, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu.

Về quy mô dự án, phần lớn doanh nghiệp FDI tham gia vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô lớn, với hình thức ngày càng đa dạng và chất lượng hơn. Nhiều dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản có quy mô lên đến hàng tỷ USD như dự án của Công ty TNHH Hồ Tràm tại Bà Rịa Vũng Tàu;  Thành phố thông minh tại Hà Nội; Khu đô thị Nam Thăng Long Hà Nội, Công ty TNHH phát triển Nam Hội An tại Quảng Nam,...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo ông Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, trong 35 năm qua, đầu tư nước ngoài đã khẳng định được vai trò là khu vực kinh tế năng động, có đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng, phát triển và hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam, góp phần thúc đẩy ba chuyển đổi cơ bản của nền kinh tế.

Đồng thời, đã tác động tích cực đến cải cách, đổi mới thể chế kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bộ máy quản lý nhà nước, cải thiện rõ rệt uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đối với lĩnh vực bất động sản, 35 năm qua, với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng. Bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản đã góp phần chuẩn hóa thị trường bất động sản tại Việt Nam, tạo ra những giá trị theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp Việt Nam có những công trình bất động sản đạt tiêu chuẩn tương đương với các nước trong khu vực và thế giới.

Không chỉ bất động sản công nghiệp mà cả các phân khúc nhà ở, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe… cũng đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, một số dự án bất động sản đã có xu hướng tích hợp được các tiêu chí xanh, công năng xanh vào chu trình phát triển và vận hành.

Cần tiến tới thu hút có chọn lọc

Lý giải sức hấp dẫn của Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào bất động sản, ông Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, Việt Nam có nhiều lợi thế so với các quốc gia trong khu vực để thu hút đầu tư như: Chính trị ổn định, an toàn; Tăng trưởng kinh tế cao; chi phí sản xuất cạnh tranh; nguồn nhân lực dồi dào; thị trường tiềm năng; vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm của khu vực, dễ dàng kết nối với các nền kinh tế lớn.

Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài thuận lợi cho xây dựng các bất động sản nghỉ dưỡng. Hệ thống luật pháp, chính sách và môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, minh bạch và đang tiếp tục được hoàn thiện.

Hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp tục được chú trọng đầu tư, hoàn thiện. Hiện nay, Chính phủ đang triển khai quyết liệt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 và kế hoạch đầu tư phục vụ phục hồi phát triển kinh tế xã hội, trong đó sẽ tập trung đầu tư phát triển nhiều công trình hạ tầng quan trọng như: đường cao tốc, các trục ven biển, sân bay, cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành bất động sản.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, một số dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn tình trạng kém hiệu quả, dự án quy mô đất lớn nhưng chậm triển khai cũng như nảy sinh các vấn đề liên quan đến trật tự xã hội.

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về thị trường bất động sản chưa đồng bộ, rõ ràng và còn phức tạp, sửa đổi không kịp thời. Thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đặc biệt là đất đai vô cùng phức tạp, dẫn đến việc thực hiện dự án đầu tư bị kéo dài.

Tín dụng bất động sản và hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang bị kiểm soát chặt chẽ. Tất cả các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực bất động sản trong thời gian tới.

Theo ông Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã trải qua 35 năm thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Nghị quyết số 50/NQ-TW của Bộ Chính trị đã khẳng định nhiệm vụ thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc lọc, nâng cao hiệu quả, chất lượng toàn diện trong công tác thu hút, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc thu hút các dự án có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực, tạo tính liên kết tốt giữa khu vực đầu tư nước ngoài với khu vực trong nước; các dự án mang lại hiệu quả và đóng góp thực chất cho nền kinh tế.

Thời gian tới, để bắt kịp xu hướng của thời đại, tiến tới chọn lọc các nhà đầu tư FDI chất lượng vào lĩnh vực kinh doanh BĐS, Việt Nam cần tập trung giải quyết một số vấn đề:

Thứ nhất, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về pháp lý về thị trường bất động sản, đặc biệt là loại hình bất động sản mới (thành phố thông minh, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản kết hợp với chăm sóc sức khỏe, condotel, officetel...) phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ hai, chủ động thu hút đầu tư có chọn lọc, hướng đến các nhà đầu tư có năng lực tài chính tốt, có giải pháp gắn với mô hình chuyển đổi kinh tế xanh, bền vững; đồng thời đề cao trách nhiệm của nhà đầu tư đối với môi trường, xã ,hội trong quá trình đầu tư tại Việt Nam.

Thứ ba, khẩn trương điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đáp ứng nhu cầu dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển thị trường bất động sản. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản.

Thứ tư,  tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng để tạo nền tảng cho sự phát triển của thị trường bất động sản.

Thứ năm, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, cạnh tranh, thông thoáng, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, đặc biệt là đối với các dự án sử dụng đất lớn nhưng chậm triển khai.

Minh Quân


Ý kiến bạn đọc


Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số phát triển ngành logistics

(VnMedia) - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam khẳng định, chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics là nhiệm vụ chiến lược, bắt buộc. Bởi ngành hàng hải, ngành hàng không đòi hỏi tính hội nhập cao và sự tuân thủ các quy định của quốc tế.

Các vụ tấn công mạng phơi bày sự yếu kém của hệ thống y tế Mỹ

(VnMedia) - Hai cuộc tấn công bằng ransomware gần đây đã làm tê liệt hệ thống máy tính của hai bệnh viện chăm sóc sức khỏe lớn của Mỹ, gián đoạn quá trình chăm sóc bệnh nhân và bộc lộ những điểm yếu cơ bản trong “hàng rào” bảo vệ hệ thống chăm sóc sức khỏe trước tin tặc.

Nhiều nạn nhân "sập bẫy", mất tiền tỷ khi làm cộng tác viên online

(VnMedia) - Liên tục được các cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị lừa bởi chiêu trò làm cộng tác viên online thanh toán đơn hàng để nhận hoa hồng...

Giá vàng bất ngờ đi xuống sau 2 phiên tăng cao

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (17/5 - theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã bất ngờ giảm giá sau 2 phiên tăng liên tiếp...

Google vá lỗ hổng zero-day Chrome thứ ba bị khai thác trong một tuần

(VnMedia) - Google đã phát hành bản cập nhật bảo mật khẩn cấp mới cho Chrome để giải quyết lỗ hổng zero-day thứ ba, CVE-2024-4947, bị khai thác trong các cuộc tấn công trong vòng một tuần.