Chuyên gia kinh tế: Hệ thống ngân hàng châu Âu đang ở vị thế vững chắc

0
0

Theo các nhà kinh tế, châu Âu đã rút ra bài học sau cuộc khủng hoảng tài chính và hiện đang ở vị thế vững chắc để ứng phó với những căng thẳng hơn nữa trong hệ thống ngân hàng khu vực.

 (Nguồn: Getty Images)
 (Nguồn: Getty Images)

Theo các nhà kinh tế, châu Âu đã rút ra bài học sau cuộc khủng hoảng tài chính và hiện đang ở vị thế vững chắc để ứng phó với những căng thẳng hơn nữa trong hệ thống ngân hàng khu vực.

Chủ đề trọng tâm tại hội nghị kinh tế quốc tế mang tên “Diễn đàn Ambrosetti” tổ chức tại Italy trong hai ngày 31/3-1/4 là khả năng xảy ra nhiều bất ổn hơn trên thị trường tài chính, phát sinh từ các vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng - đặc biệt là trong bối cảnh các điều kiện tài chính đang thắt chặt hiện tại.

Sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) có trụ sở tại Mỹ và của một số ngân hàng khác vào đầu tháng Ba đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ khủng hoảng ngân hàng lây lan, nhất là sau khi ngân hàng Thụy Sỹ UBS phải giải cứu khẩn cấp Credit Suisse.

Các nhà hoạch định chính sách ở cả hai bờ Đại Tây Dương đã có hành động quyết đoán và cam kết hỗ trợ để ổn định thị trường tài chính nếu cần thiết.

Valerio De Molli, Giám đốc điều hành công ty tư vấn The European House-Ambrosetti - đơn vị tổ chức Diễn đàn Ambrosetti, cho biết sự không chắc chắn và lo lắng sẽ tiếp tục diễn ra trên thị trường trong năm nay, nhưng vấn đề không đến từ châu Âu khi ngành ngân hàng ở khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vẫn ổn định, lành mạnh và đem lại lợi nhuận.

Theo ông De Molli, sự sụp đổ của SVB có thể là khởi đầu cho một loạt ngân hàng đi con đường tương tự. Tuy nhiên, ông cho rằng “những bài học kinh nghiệm ở cấp độ toàn cầu, đặc biệt là ở châu Âu” đã cho phép Eurozone củng cố sự vững mạnh và ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng, khiến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 không thể lặp lại.”

George Papaconstantinou – Giáo sư kiêm Trưởng khoa tại Viện Đại học Châu Âu và cựu Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp – cũng bày tỏ quan ngại về Mỹ. Ông chia sẻ, châu Âu đã học được sự cần thiết phải phối hợp chính sách tài chính và tiền tệ, các chính sách cần đi trước thị trường, châu Âu cũng học được về tốc độ phản ứng và đôi khi cần phản ứng mạnh mẽ. Ông nói thêm rằng cú sốc của SVB và Credit Suisse là sự thất bại trong quản lý rủi ro.

Ông George Papaconstantinou cũng đề cập đến Đạo luật Dodd-Frank yêu cầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiến hành sát hạch “sức khỏe” tài chính tất cả các ngân hàng nắm giữ tài sản từ 50 tỷ USD trở lên từ năm 2013, nhưng cựu Tổng thống Donald Trump đã nâng ngưỡng 50 tỷ USD lên 250 tỷ USD vào năm 2018.

Sự điều chỉnh này có thể tạo ra “kẽ hở” khi những ngân hàng có hoạt động sa sút không phải chịu mức độ giám sát nghiêm ngặt - vốn có thể phát hiện ra những rắc rối tiềm tàng.

Mặc dù đánh giá cao những tiến bộ đạt được ở châu Âu, ông Papaconstantinou nhấn mạnh rằng còn quá sớm để khẳng định hệ thống ngân hàng có nguy cơ suy yếu hay không.

Ông lưu ý rằng các nhà hoạch định chính sách không nên tự mãn và cần cảnh giác trong bối cảnh môi trường mà lãi suất đang tăng lên, do đó giá trái phiếu chính phủ đang giảm, và các ngân hàng có thể bị thua lỗ do đã lựa chọn đầu tư vào các công cụ dài hạn hơn.

Cũng tại sự kiện này, Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Nadia Calviño cho biết các ngân hàng ở Tây Ban Nha có khả năng thanh toán và thanh khoản tốt hơn so với nhiều ngân hàng châu Âu khác. Bà nói: “Chúng tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu căng thẳng nào ở thị trường Tây Ban Nha, ngoài sự biến động chung mà chúng ta thấy trên thị trường tài chính những ngày này.”

Tình huống hiện nay khác hoàn toàn so với những gì đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng nợ châu Âu năm 2012. Bà nhấn mạnh: “Chúng tôi đã học được những bài học về cuộc khủng hoảng tài chính, và có sự tái cấu trúc sâu sắc trong thập kỷ này và đang ở vị thế mạnh hơn so với trước đây.”

Gene Frieda, phó chủ tịch điều hành kiêm chiến lược gia toàn cầu tại công ty quản lý đầu tư Pimco (Mỹ), lưu ý rằng các ngân hàng trung ương phải đồng thời chống lạm phát cao và bất ổn trong lĩnh vực tài chính. Bà Gene Frieda tin tằng Mỹ không phải đối mặt với khủng hoảng ngân hàng. Mặc dù sẽ điều kiện tín dụng sẽ thắt chặt và dẫn đến nguy cơ suy thoái kinh tế, đó không phải là “ngày tận thế”./.

 (theo TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/chuyen-gia-kinh-te-he-thong-ngan-hang-chau-au-dang-o-vi-the-vung-chac/854732.vnp

 


Ý kiến bạn đọc


Người phụ nữ Hà Nội bị lừa gần 800 triệu đồng vì đầu tư "sàn tài chính online"

(VnMedia) - Thời gian qua, Công an Thành phố Hà Nội đã liên tục cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi tham gia đầu tư các sàn giao dịch tài chính online. Với lời quảng cáo đầu tư sinh lời, lãi xuất cao đánh vào tâm lý nhiều nhà đầu tư muốn kiếm tiền nhanh chóng...

Phát hiện lỗ hổng RCE nghiêm trọng trong Công cụ cơ sở hạ tầng AI của Ollama

(VnMedia) - Các nhà nghiên cứu bảo mật đã tiết lộ chi tiết về một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá ảnh hưởng đến nền tảng cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) nguồn mở Ollama có thể bị khai thác để thực thi mã từ xa (RCE).

Giá vàng liên tục trồi sụt, vàng nhẫn vẫn giữ mức cao

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (26/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều giảm gần 12 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu vẫn duy trì ở mức gần 76 triệu đồng/lượng.

Định danh và xác thực điện tử: Những quy định ai cũng cần biết

(VnMedia) - Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử các mức độ đối với công dân Việt Nam và đối với người nước ngoài; Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với cơ quan, tổ chức; Kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử...

Một thẻ căn cước đăng ký được bao nhiêu sim VinaPhone chính chủ?

(VnMedia) - Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, tất cả các nhà mạng đều yêu cầu người dùng phải đăng ký sim chính chủ. Vậy một thẻ Căn cước có thể đăng ký bao nhiêu sim VinaPhone chính chủ?