- Việt Nam sắp trở thành một trung tâm fintech mới của Đông Nam Á với lượng đối tượng người tiêu dùng lớn, khả năng dẫn đầu trong cuộc đua kinh tế không tiền mặt và sự hỗ trợ của chính phủ.
Dựa trên các báo cáo và nghiên cứu thực hiện trong nhiều tháng qua, các nhà phân tích tài chính của tập đoàn Robocash đã nhận ra được nhiều yếu tố khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hấp dẫn nhất để đầu tư phát triển lĩnh vực fintech.
Ảnh minh họa |
Dân số đông đảo và cũng là đối tượng tiềm năng của fintech
Việt Nam có dân số gần cán mốc 100 triệu và độ tuổi trung bình của người dân là 32,5 tuổi (cũng là thời điểm người tiêu dùng năng động nhất). Người dân Việt Nam có quyền truy cập rộng rãi vào công nghệ (mức độ thâm nhập của internet là 73%, 98% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh), tạo ra một thị phần màu mỡ để tăng tốc phát triển fintech.
Người dân Việt Nam đang có sự phát triển tài chính khá ổn định: thu nhập trung bình hàng năm là 3.600 USD, tương đương với Indonesia và Philippines. Dự kiến mức thu nhập này sẽ tiếp tục tăng đáng kể trong các năm đến (dự kiến tăng lương 12% vào năm 2023), đi cùng với sự gia tăng nhu cầu về vật chất. Tất cả điều này đều mang lại lợi ích cho sự thâm nhập của fintech.
Việt Nam đang bứt phá trong cuộc đua trở thành nền kinh tế không tiền mặt hàng đầu khu vực
Dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tỷ lệ chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã tăng lên 95%, đây là một trong những tỷ lệ cao nhất ở Đông Nam Á. Phân khúc thương mại điện tử và ví điện tử đang phát triển nhanh chóng. Nền kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam được dự kiến sẽ chiếm vị trí lớn thứ hai ở Đông Nam Á tính theo quy mô giá trị giao dịch vào năm 2025. Ví điện tử sẽ tăng lượng người dùng từ 19 lên 57 triệu trong giai đoạn 2020-2025.
Tổng giá trị giao dịch trong phân khúc thanh toán kỹ thuật số được dự đoán sẽ đạt 20,5 tỷ USD vào năm 2022, với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) là 14,8% trong giai đoạn 2022-2027 (tối đa 41 tỷ USD). Chính phủ Việt Nam cũng đã phê duyệt kế hoạch 5 năm (2021-2025) nhằm hỗ trợ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Chính phủ Việt Nam rất quan tâm và tạo nhiều điều kiện để hỗ trợ phát triển Fintech
Các dự án thí điểm fintech đang được tạo ra trong nước. Việt Nam cũng đang xem xét để tạo điều kiện cũng như khung pháp lý cho tiền điện tử và tài sản ảo. Giấy phép cho phân khúc tiền điện tử và thương mại điện tử đã được phát triển vào năm 2021. Có rất nhiều dự án tài chính, fintech đang được nung nấu như tạo khuôn khổ Ngân hàng mở (Open Banking) và Bảo vệ dữ liệu (Data Protection), và Lộ trình/Chiến lược an ninh mạng (Cybersecurity Roadmap/Strategy), Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện (2022) (National Strategy for Financial Inclusion)...
Việt Nam đang nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi để hình thành khung pháp lý rất minh bạch và khoan dung cho đa dạng các lĩnh vực, cũng như một thị trường đa phân khúc, linh hoạt. Một số phân khúc của thị trường này đã được chú ý ngay cả trên phạm vi toàn cầu - ví dụ: Việt Nam dành vị trí số 1 trên thế giới về chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu năm 2022 (vị trí số 1 trên thế giới dành cho Việt Nam). Việt Nam hiện nay là một thị trường lành mạnh góp phần hình thành các hệ sinh thái ngày càng hội nhập, một yếu tố thiết yếu của fintech hiện đại.
Thị trường fintech Việt Nam chưa bão hòa so với các nước lân cận
Điều này đúng cho cả nhu cầu (chỉ 27% người trưởng thành sử dụng trang web/ứng dụng di động cho các dịch vụ ngân hàng, đầu tư hoặc bảo hiểm hàng tháng) và nguồn cung - số lượng công ty fintech trong nước vào tháng 9 năm ngoái ước tính chỉ có 188. Con số này ít hơn nhiều hơn ở các nước láng giềng như Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines hay Thái Lan, thu hút sự chú ý ngày càng tăng của các nhà đầu tư. Xét về các thương vụ tài trợ cho fintech trong ASEAN+6 năm ngoái, Việt Nam đứng ở vị trí thứ ba (sau Singapore và Indonesia).
Và cuối cùng, trong bối cảnh tình hình bất ổn của thế giới, Việt Nam vẫn đang nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Ngày càng có nhiều công ty quốc tế mở cơ sở sản xuất và chi nhánh tại quốc gia này (ví dụ gần đây là nhà máy Hyundai). Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện có 34.898 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 426,14 tỷ USD. Điều này làm tăng hoạt động kinh doanh của đất nước và sức hấp dẫn đầu tư của nó, ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành cơ sở hạ tầng fintech quốc gia.
Phạm Lê