Đấu thầu thuốc: Quy trình và phương thức lựa chọn nhà thầu

0
0

. Đấu thầu thuốc là quá trình mua sắm thuốc, cật tư y tế được áp dụng với những đơn vị có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế cũng như các nguồn thu hợp pháp nhằm phục vụ công tác khám bệnh và chữa bệnh.

Đấu thầu thuốc được hiểu như thế nào?

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể Đấu thầu thuốc là gì, tuy nhiên các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động này giúp chúng ta hiểu được về hoạt động đấu thầu thuốc.

Theo điểm 12, điều 4 Luật đấu thầu 2013 quy định: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”

Theo điểm 2 khoản 2 Luật dược 2016 quy định Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm Mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, Điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.

Đấu thầu thuốc Quy trình và phương thức lựa chọn nhà thầu (ảnh minh họa)

 

Còn theo điểm 1, Điều 1 Thông tư số 15/TT-BYT của Bộ Y tế năm 2019 quy định quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập quy định: Thông tư này quy định việc đấu thầu thuốc (thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm) và dược liệu tại các cơ sở y tế công lập bao gồm: việc phân chia gói thầu, nhóm thuốc; lập kế hoạch, hình thức, phương thức, tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc; quy định mua sắm thuốc tập trung và đàm phán giá thuốc sử dụng nguồn vốn nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập.

Trên cơ sở đó, có thể hiểu đấu thầu thuốc là quá trình mua sắm thuốc, cật tư y tế được áp dụng với những đơn vị có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế cũng như các nguồn thu hợp pháp nhằm phục vụ công tác khám bệnh và chữa bệnh.

Quy trình đấu thầu thuốc

Quy trình đấu thầu thuốc được quy định cụ thể trong Thông tư số 15/TT-BYT của Bộ Y tế năm 2019 (Đính kèm). Theo đó, Quy trình đấu thầu thuốc được chia làm 3 bước: Bước 1: Thống kê nhu cầu sử dụng thuốc của các đơn vị; Bước 2 Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc; Bước 2: Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; Bước 3: Tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc.

Bước 1: Lập thống kê: Các đơn vị thống kê số thuốc sử dụng 12 tháng liên kề của năm trước từ các đơn vị liên quan 

Bước 2: Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, được quy định tại Điều 13, 14 Thông tư số 15/TT-BYT của Bộ Y cụ thể như sau:

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập hàng năm hoặc khi có nhu cầu tổ chức lựa chọn nhà thầu với các căn cứ sau đây:

Đối với gói thầu có nguồn ngân sách nhà nước: Dự toán mua thuốc từ nguồn ngân sách nhà nước năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao. Trường hợp chưa được giao dự toán thì căn cứ vào thực tế mua thuốc, sử dụng thuốc từ nguồn ngân sách nhà nước của năm trước liền kề và dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc trong năm để lập kế hoạch;

Đối với gói thầu có Nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu do cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán: Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã ký giữa cơ sở y tế và cơ quan Bảo hiểm xã hội; Thực tế mua thuốc, sử dụng thuốc từ nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của năm trước liền kề và dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc trong năm kế hoạch của cơ sở y tế;

Đối với thuốc mua từ nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị: căn cứ vào thực tế mua thuốc, sử dụng thuốc từ nguồn thu hợp pháp khác của năm trước liền kề và dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc trong năm kế hoạch của cơ sở y tế.

Trường hợp cơ sở y tế đã tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng nhưng nhu cầu sử dụng vượt quá 20% số lượng trong hợp đồng đã ký (tính theo từng phần của gói thầu) thì cơ sở y tế phải xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của đơn vị mình.

Về Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm: Tên gói thầu; Giá gói thầu;Nguồn vố thực hiện gói thầu; Hình thức phương thức thực hiện gói thầu; Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu; Loại hợp đồng; Thời gian thực hiện hợp đồng

Bước 3: Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được quy định tại Thông tư 15/TT- BYT năm 2019

Cụ thể: Đơn vị có nhu cầu cần tiến hành lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu gửi đến đơn vụ thẩm định, chủ trì thẩm định hồ sơ, hồ sơ yêu cầu để đơn vị này tiến hành thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu câu trình thủ trưởng cơ sơ y tế để xem xét phê duyệt hồ sơ mời thầu hồ sơ yêu cầu đã được lập và thẩm định bởi đơn vị thẩm định.

 

Bước 4: Tổ chức lựa chọn nhà thầu:

Nhà thầu nộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và nộp đảm bảo dự thầu theo yêu cầu tron hồ sơ yêu cầu đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật đấu thầu hiện hành;

Bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo phương pháp, tiêu chuẩn quy trình theo yêu cầu trong hồ sơ thầu, hồ sơ đam bảo tuân thủ quy định pháp luật đấu thầu hiện hành;

Tiến hành thương thảo hợp đồng và đề xuất trúng thầu;

Thẩm định và trình duyệt kết quả trúng thầu;

Phê duyệt và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;

Ký hợp đồng, đảm bảo thực hiện hợp đồng và dùng thuốc đã trúng thầu.

Các hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc

Tại Thông tư số 15/2019/TT-BYT hiện hành, có 6 hình thức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tại cơ sở y tế gồm: Đấu thầu rộng rãi; đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh; mua sắm trực tiếp và tự thực hiện.

Tùy thuộc vào quy mô các gói thầu, thực tế nhu cầu của gói thầu cơ quan chức năng có thể lựa chọn các phương thức đấu thầu thuốc cho phù hợp với các quy định pháp luật về đấu thầu thuốc.

Năm 2022 bổ sung thêm 2 hình thức đấu thầu thuốc

Năm 2022 tại dự thảo Thông tư quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập, quy định về mua thuốc tại cơ sở y tế, Bộ Y tế đề xuất thêm 2 hình thức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, bên cạnh 6 hình thức trên, Bộ Y tế đề xuất thêm 2 hình thức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tại cơ sở y tế gồm: Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Cụ thể, việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt được đề xuất như sau: Trường hợp thuốc phát sinh trong chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân và có dự toán mua sắm không quá 50 triệu đồng thì cơ sở y tế được áp dụng mua sắm theo quy định tại Khoản 19 Điều 3 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đơn vị không được chia nhỏ thành các gói thầu có giá không quá 50 triệu đồng để áp dụng Khoản 19 Điều 3 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Các trường hợp khác với quy định trên thì thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, theo dự thảo, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/5/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Việc lập hồ sơ mời thầu thực hiện theo Mẫu số 7A sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ và Mẫu số 7B sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/5/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

Các nội dung liên quan đến việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thực hiện theo quy định của Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/5/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Phương thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc

Theo Điều 25, 26 Thông tư:15/TT-BYT, có 2 phương thức áp dụng trong đấu thầu thuốc bao gồm: Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ và Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.

Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là phương thức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây: Gói thầu mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế nhưng có quy mô nhỏ theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP; Gói thầu mua thuốc theo hình thức chào hàng cạnh tranh; Gói thầu mua thuốc theo hình thức mua sắm trực tiếp; Gói thầu mua thuốc theo hình thức chỉ định thầu thông thường.

Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ là phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau: Gói thầu mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế có giá gói thầu trên 10 tỷ đồng; Gói thầu mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng nhưng thuốc đó cần được lựa chọn trên cơ sở kết hợp giữa chất lượng và giá.

Các văn bản pháp luật liên quan công tác Đấu thầu thuốc

Luật đấu thầu 2013;

Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế

Thông tư số 15/TT-BYT ngày 11/7/2019 sửa đổi bổ sung năm 23/9/2021;

Thông tư 14/2020/TT-BYT quy định về nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;

hông tư số 05/2017/TT-BYT ngày 14 tháng 04 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn và Thông tư số 20/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2017/TT-BYT ngày 14 tháng 04 năm 2017 ;

Thông tư số 08/2018/TT-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2017/TT-BYT ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý thuốc kháng HIV sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hỗ trợ chi phí cùng chi trả đối với thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế.

Các Vụ đại án liên quan đến Đấu thầu thuốc tại Việt Nam

Vụ án của Công ty VN Pharma

Vụ án này liên quan trực tiếp tới thứ trưởng Bộ Y tê Trương Quốc Cường cùng nhiều cá nhân khác tại Cục Quản lý Dược

Công ty VN Pharma được thành lập từ tháng 10.2011. Từ năm 2012, Nguyễn Minh Hùng (41 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VN Pharma) nhận thấy thị trường có nhu cầu về thuốc chữa trị ung thư nên bàn với Võ Mạnh Cường (41 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH TM Hàng hải Quốc tế H&C) nhập khẩu thuốc H-Capita 500mg, nhãn mác Công ty Helix Canada, chữa ung thư vú, ung thư đại tràng.

Sau đó, công ty VN Pharma bị cơ quan điều tra xác định đã làm giả hồ sơ nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita 500 mg chữa ung thư từ nhà sản xuất Helix Pharmaceuticals Inc., Canada. Kết luận giám định của Bộ Y tế thể hiện lô thuốc H-Capita 500mg chứa 97% hoạt chất capecitabine là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người. Đáng chú ý, lô thuốc này được Cục Quản lý Dược cấp phép nhập khẩu cuối tháng 12.2013.

Vụ án đã được xét xử sơ thẩm hồi tháng 8.2017, TAND TPHCM tuyên phạt Hùng, Cường mức án 12 năm tù về tội Buôn lậu; 7 bị cáo khác nhận từ 2 năm tù (cho hưởng án treo) tới 5 năm tù về tội Buôn lậu hoặc Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức.

Đại án Công ty Việt Á

Kết quả điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Cty Việt Á do Phan Quốc Việt thành lập, giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Thời điểm năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát mạnh, kéo theo đó là nhu cầu về trang thiết bị phòng chống dịch rất lớn, nhất là bộ sinh phẩm xét nghiệm (gọi tắt là kit test). Trong bối cảnh ấy, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phê duyệt đề tài nghiên cứu cấp quốc gia về chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19. Học viện Quân y được tin tưởng giao chủ trì thực hiện sản phẩm kit test “Made in Việt Nam”.

 

Khi kit test được Bộ Y tế cấp phép, kết quả nghiên cứu này lại được “ưu ái” chuyển giao cho Cty Việt Á. Đến cuối năm 2021, Cty Việt Á đã cung ứng kit test COVID-19 cho trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) và các cơ sở y tế của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Ngày 17-12-2021, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Cty Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan. Trong tháng 12-2021, vụ án Việt Á được đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án về các tội danh “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đối với Phan Quốc Việt và các đồng phạm. Cùng với đó Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 12 đối tượng về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đối với một số lãnh đạo cấp Vụ thuộc Bộ Y tế và Bộ KH&CN. Một số cán bộ, lãnh đạo ở địa phương và Cty Việt Á cũng bị khởi tố tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”

Đầu tháng 3-2022, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Thượng tá Hồ Anh Sơn- Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học quân sự - Học viện Quân y, về tội danh “Tham ô tài sản” và tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; Đại tá Nguyễn Văn Hiệu - Trưởng phòng Trang bị, vật tư - Học viện Quân y, về tội danh “Vi phạm quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong tháng 5-2022, Công an các địa phương cũng ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với một số cán bộ CDC do vi phạm quy định về đấu thầu, tham ô tài sản. Ngày 7-6-2022, Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và cựu Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc vì liên quan đến vụ đại án.

Sau gần nửa năm khởi tố và mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Cty Việt Á và các đơn vị liên quan, đã có hơn 60 người liên quan bị khởi tố, bắt tạm giam.

 


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.