Thể thao Việt Nam hướng tới nhiều mục tiêu lớn trong năm 2024

0
0

 - Năm 2024, Thể thao Việt Nam hướng đến nhiều đích ngắm lớn với nhiều mục tiêu quan trọng. Trong đó, việc định vị lại vị thế trên đấu trường quốc tế để đưa ra những thay đổi, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của Thể thao Việt Nam ở thời điểm hiện tại được ưu tiên hàng đầu.

Nhìn lại để tiến xa hơn

Trong buổi gặp mặt báo chí những ngày đầu xuân mới Giáp Thìn, Phó Cục trưởng Cục TDTT Lê Thị Hoàng Yến chia sẻ: Những năm qua, thể thao Việt Nam (TTVN) liên tục dẫn đầu tại các kỳ SEA Games và bỏ xa các đối thủ về số lượng huy chương. Theo thống kê ở SEA Games 32 có khoảng 75% môn thi đấu nằm trong chương trình Olympic, số huy chương mà đoàn TTVN giành được trong các nội dung này chiếm khoảng 52%.

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam trong năm 2024 là giành được 12-15 suất dự Olympic Paris

Tuy nhiên, cũng với lực lượng VĐV ấy chỉ sau 4 tháng khi bước ra đấu trường châu lục - ASIAD 19 tại Hàng Châu (Trung Quốc) thì thành tích của VĐV Việt Nam khá khiêm tốn khi giành được 3 HCV, 5 HCB và 19 HCĐ và được xem là hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên, nhìn vào thành tích trong khu vực Đông Nam Á, Thể thao Việt Nam chỉ đứng thứ 6 sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore. Dù dẫn đầu 2 kỳ SEA Games 31, 32 liên tiếp, nhưng khi bước ra đấu trường châu lục, Thể thao Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa.

Những tấm HCV của các nước ở đấu trường lớn nhất châu lục đều phản ánh được các thế mạnh của họ. Trong khi đó, trong số 3 HCV mà VĐV giành được thì chỉ có môn Bắn súng là môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu Olympic. Thực tế này cho thấy, Thể thao Việt Nam đã đầu tư mang tính dàn trải và đang nỗ lực thay đổi phương thức đào tạo cũng như cách lựa chọn đầu tư nhằm giúp thể thao thành tích cao Việt Nam vươn tầm châu lục, thế giới. 

Dồn lực hướng tới Olympic Paris và các giải đấu quốc tế

Việc phát triển thể thao thành tích cao không phải chỉ trong ngày một, ngày hai là có ngay các nhà vô địch Olympic và châu Á. Để thay đổi diện mạo của Thể thao Việt Nam thì chắc chắn phải cần một quá trình với những giải pháp và tầm nhìn phát triển lâu dài. Cụ thể như cần thay đổi, điều chỉnh một cách bài bản từ việc phát triển giáo dục thể chất, hệ thống thi đấu tại các trường học trên cả nước (điều này cần sự phối hợp, chung tay chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Ở thời điểm hiện tại, trước mắt Thể thao Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn gần nhất là Thế vận hội 2024. Bởi lực lượng VĐV của Thể thao Việt Nam có trình độ tiệm cận và khả năng cạnh tranh ngang ngửa với những VĐV mạnh trong châu lục, thế giới còn khá mỏng, phong độ thi đấu cũng chưa hẳn đã ổn định. Được biết, mục tiêu quan trọng của Thể thao Việt Nam trong năm 2024 là giành được 12-15 suất dự Olympic Paris. Đây được xem là mục tiêu vừa tầm, phù hợp với thực lực của Thể thao Việt Nam ở thời điểm hiện tại, dù vậy để đạt được con số này hẳn không dễ dàng.

Olympic sẽ diễn ra vào tháng 7/2024 tại Paris (Pháp) và hiện tại TTVN có 4 suất của Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng) và Nguyễn Huy Hoàng (bơi lội). Các chuyên gia nhận định việc đạt mục tiêu đề ra là khó khăn. Nhiều môn trọng điểm khác vẫn đang nỗ lực từng ngày trên hành trình tìm kiếm suất tham dự.

Điền kinh Việt Nam có nhiều rào cản nhưng vẫn hy vọng ở nội dung 4x400m nữ với sự trở lại của Quách Thị Lan. Về boxing, Nguyễn Thị Tâm, Diệu Quỳnh và Hà Thị Linh cũng sẽ nỗ lực tranh chấp suất dự Olympic. Với taekwondo, các võ sĩ Kim Tuyền, Ánh Tuyết, Bạc Thị Khiêm hay Lý Hồng Phúc sẽ tham dự vòng loại khu vực châu Á vào tháng 3 để tranh suất.

Ở môn cầu lông, Nguyễn Thùy Linh đang đứng trước cơ hội lớn góp mặt tại Olympic, đồng thời hai tay vợt nam là Đức Phát và Hải Đăng cũng được kỳ vọng. Thể dục dụng cụ có các VĐV tiềm năng là Khánh Phong, Xuân Thiện, Hải Khang và Vỹ Lương. Trong khi đó, môn bắn cung còn một giải đấu World Cup Final tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 6. Và đua thuyền có vòng loại khu vực châu Á diễn ra vào tháng 4...

Thực tế, hiện nay Cục TDTT đã hoàn thiện, xây dựng xong Chiến lược phát triển Thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045 và đệ trình chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bên cạnh đó, ngành cũng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương báo cáo Bộ Chính trị kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020. Đồng thời hoàn thiện Đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực TDTT, đề án phát triển các môn thể thao trọng điểm chuẩn bị tham dự các kỳ Olympic và ASIAD giai đoạn 2024-2045.

PV


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.