Năm 2024: Thể thao Việt Nam khát vọng hoá Rồng

0
0

 - Bằng cuộc chinh phục đấu trường thể thao lớn nhất hành tinh - thế vận hội mùa hè Olympic Paris 2024, Thể thao Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn với khát vọng hoá Rồng! Đây cũng là mục tiêu lớn nhất của Thể thao Việt Nam trong năm 2024.

Từ Nhâm Thìn 2012

Ngay sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất thì đấu trường thể thao lớn nhất thế giới - Olympic lại chính là đấu trường quốc tế đầu tiên mà Thể thao Việt Nam  (TTVN) tham dự. Đó là vào năm 1980, với sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), đoàn TTVN với 35 tuyển thủ thuộc 4 môn bơi, vật tự do, điền kinh, bắn súng đã tham dự thế vận hội mùa hè được tổ chức tại thủ đô Moscow.

Tất nhiên, với trình độ chuyên môn khi ấy, việc tranh chấp những thứ hạng cao là nằm ngoài khả năng, tuy nhiên, cũng chính kỳ Olympic đó đã trở thành bàn đạp quan trọng để TTVN bắt đầu góp mặt và xác định được vị thế của mình trên bản đồ thể thao châu lục và thế giới.  

Vậy nhưng cũng đúng vào lúc mà thể thao nước nhà vẫn còn đang khẳng định sức mạnh ở sân chơi khu vực thông qua việc cải thiện thành tích qua từng kỳ SEA Games thì kỳ tích bất ngờ đã đến! Năm Canh Thìn 2000, lần đầu tiên Taekwondo - môn võ thuật có nguồn gốc từ Hàn Quốc được đưa vào chương trình thi đấu của Olympic Sydney (Australia) và ở kỳ Thế vận hội này đã có 2 nữ võ sỹ Việt Nam giành quyền tham dự chính thức. Tuyệt vời hơn thế, ở hạng 57kg nữ, võ sỹ Trần Hiếu Ngân đã giành được tấm HCB lần đầu tiên cho Thể thao Việt Nam.

Cũng kể từ kỳ Thế vận hội đó, bên cạnh mục tiêu góp mặt, thì giấc mơ giành huy chương đã trở thành khát vọng mới của TTVN trong mỗi lần tham dự, để rồi 12 năm sau (Nhâm Thìn), Thể thao Việt Nam tham dự thế vận hội Mùa hè năm 2012 tại London từ 27/7 - 12/8/ 2012 với 18 VĐV (6 nam, 12 nữ) ở 11 môn. VĐV Trần Lê Quốc Toàn đã giành tấm HCĐ ở bộ môn cử tạ hạng 56 kg - Nam. Đây cũng là tấm huy chương duy nhất của Đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic 2012.

Đến Giáp thìn 2024

Tham dự và giành huy chương thế vận hội - đó là mơ ước lớn của bất kỳ nền thể thao quốc gia nào và TTVN cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, dù đã ở tốp đầu khu vực và đang tiệm cận với mặt bằng châu lục, thì đấu trường Olympic vẫn là thách thức lớn với TTVN trong việc giành suất và khả năng cạnh tranh Huy chương.

Bắn súng tiếp tục được kỳ vọng tạo nên bất ngờ về thành tích cho TTVN tại đấu trường Olympic

Tại Olympic Paris 2024, đoàn Thể thao Việt Nam đặt kỳ vọng sẽ giành từ 12 – 15 suất tham dự chính thức, tính đến trước tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 TTVN có 4 VĐV giành quyền tới Paris gồm: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (Bắn súng), Nguyễn Thị Thật ( Xe Đạp) và Nguyễn Huy Hoàng (Bơi).

Hiện cơ hội vẫn tiếp tục được mở ra cho các VĐV Việt Nam khi tới đây (sau Tết Nguyên Đán – Giáp Thìn) hàng loạt VĐV đỉnh cao của TTVN như: Bắn cung, Teakwondo, Boxing, Thể dục dụng cụ, Cử tạ... sẽ lên đường chinh chiến tại các giải đấu thế giới, châu lục nằm trong hệ thống tính điểm, giành suất Olympic Paris.

Để chuẩn bị cho mục tiêu lớn, các bộ môn thể thao nằm trong nhóm đầu tư trọng điểm hướng đến Olympic đang tích cực tập luyện với cường độ cao tại các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia trên cả nước cũng như sẽ tham dự các khóa tập huấn tại nước ngoài để hoàn thiện nâng cao trình độ. Thậm chí có những môn thể thao thầy trò cùng quyết tâm tập luyện, thi đấu xuyên Tết như môn Bơi, Thể dục dụng cụ...

Theo tính toán của giới chuyên môn trong nước, hy vọng tại Olympic Paris 2024 vẫn được đặt vào Bắn súng, Cử tạ, Taekwondo - đây là những môn mà các VĐV Việt Nam đã vươn tầm châu lục. Nếu các VĐV giữ được phong độ và thi đấu tỏa sáng thì cơ hội tranh chấp Huy chương tại đấu trường thể thao lớn nhất thế giới là không nhỏ.

Như vậy, hơn 4 thập kỷ trôi qua từ lần đầu tiên góp mặt tại các kỳ Olympic, TTVN giành được 5 tấm Huy chương, bao gồm 1 HCV, 3 HCB và 1 HCĐ, trong đó xạ thủ Hoàng Xuân Vinh là người duy nhất sở hữu tấm HCV tại đấu trường danh giá nhất thế giới. Ngoài ra, anh còn giành 1 HCB tại Olympic Rio 2016.

Nếu TTVN có thêm tấm huy chương tại đấu trường Olympic trong năm Giáp Thìn 2024, thì đó sẽ là sự khẳng định và là thành công lớn của TTVN trong bước đầu của cuộc hành trình “cải tổ” lại cách làm cũng như phương thức đầu tư cho thể thao thành tích cao nước nhà. Và mong ước đó nếu trở thành hiện thực thì đó cũng chính là thể hiện cho khát vọng hoá Rồng của TTVN!

PV


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.