- Microsoft vừa phát hành danh sách bản vá tháng 04 với 147 lỗ hổng an toàn thông tin trong các sản phẩm.
Theo đó, một số lỗ hổng an toàn thông tin có mức ảnh hưởng Nghiêm trọng và Cao cần chú ý:
Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2024-20678 trong Remote Procedure Call Runtime (RPC) cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2024-29988 trong SmartScreen cho phép đối tượng tấn công vượt qua cơ chế bảo vệ.
03 lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2024-21322, CVE-2024-21323, CVE2024-29053 trong Microsoft Defender for IoT cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2024-20670 trong Outlook for Windows làm lộ lọt NTML hash, cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công giả mạo (spoofing).
Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2024-26256 trong thư viện nguồn mở libarchive cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2024-26257 trong Microsoft Excel cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
07 lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2024-26221, CVE-2024-26222, CVE-2024-26223, CVE-2024-26224, CVE-2024-26227, CVE-2024-26231, CVE2024-26233 trong Windows DNS Server cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2024-26234 trong Proxy Driver cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công giả mạo (spoofing).
Cục An toàn thông tin khuyến nghị các đơn vị thực hiện: Kiểm tra, rà soát, xác định máy tính sử dụng hệ điều hành Windows có khả năng bị ảnh hưởng. Thực hiện cập nhật bản vá kịp thời để tránh nguy cơ bị tấn công (tham khảo thông tin tại Phụ lục kèm theo).
Tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; đồng thời thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.
Và biện pháp tốt nhất để khắc phục là cập nhật bản vá cho các lỗ hổng an toàn thông tin nói trên theo hướng dẫn của hãng.
PV