- Các xưởng đúc Trung Quốc bị cấm mua máy in thạch bản cực tím (EUV) vì lệnh trừng phạt của Mỹ. Xưởng đúc lớn nhất ở Trung Quốc là SMIC cũng bị hạn chế sử dụng máy kỹ thuật in thạch bản cực tím sâu (DUV) mà họ được phép mua trước khi có lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và một số mẫu máy nhất định vẫn có thể được chuyển đến công ty cho đến ngày nay.
Vấn đề duy nhất là việc sử dụng DUV thay vì EUV sẽ hạn chế SMIC sản xuất chip 7nm, vốn là hai thế hệ nút xử lý sau chip 3nm hiện do TSMC và Samsung Foundry sản xuất.
Điều này rất quan trọng, vì nút quy trình càng thấp thì số lượng bóng bán dẫn bên trong chip càng lớn. Với số lượng bóng bán dẫn của chip càng cao thì chip càng mạnh và tiết kiệm năng lượng hơn. Các máy in thạch bản khắc các mẫu mạch có chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của sợi tóc người lên một tấm đĩa bán dẫn. Khi các con chip trở nên phức tạp hơn và chứa hàng tỷ tỷ bóng bán dẫn (ví dụ: A17 Pro trên các mẫu iPhone 15 Pro có 19 tỷ bóng bán dẫn trong mỗi chip), các mô hình mạch điện sẽ trở nên nhỏ hơn.
Như các chuyên đã đề cập, SMIC bị giới hạn trong việc sản xuất chip 7nm, chẳng hạn như chip 5G Kiri9000s được sử dụng trên dòng Huawei Mate 60. Những con chip này cho phép Huawei sản xuất chiếc điện thoại đầu tiên có kết nối 5G nguyên bản sau ba năm gián đoạn đã gây ra “sóng ngầm” ở Trung Quốc. Tại đây, người dùng trong nước dấy lên lòng tự hào dân tộc và kêu gọi cùng nhau sử dụng sản phẩm của nước mình. Nhưng Huawei sẽ làm gì với chiếc smartphone đầu tiên của mình vào năm 2024, P70, P70 Pro và P70 Art sẽ tập trung vào nhiếp ảnh? Công ty không thể tiếp tục sử dụng chip 7nm mãi được. Nhưng có một giải pháp khác mặc dù nó có thể tốn kém.
Theo trang DigiTimes, một chuyên gia về chip tên là Burn Lin tin rằng, SMIC có thể sử dụng máy DUV để chế tạo chip 5nm. Điều này đòi hỏi xưởng đúc phải sử dụng một kỹ thuật gọi là tạo khuôn bốn lần, kỹ thuật này có một số hạn chế. Việc này tốn thời gian, giảm năng suất và rất tốn kém. Chỉ riêng vấn đề năng suất đã có thể khiến Huawei không có đủ chipset Cortex 5nm cho dòng P70 của mình. Nhưng đó có thể là cách duy nhất để Huawei cải thiện hiệu suất của chip mà hãng sử dụng trên các thiết bị hàng đầu của mình.
Chính phủ Trung Quốc và Huawei được cho là đang chi một khoản tiền khổng lồ để tìm giải pháp. Hiện tại, chỉ có một công ty sản xuất máy EUV mà SMIC và Huawei cần, đó là công ty ASML của Hà Lan nhưng công ty này lại đang tuân thủ theo các hạn chế xuất khẩu của Hoa Kỳ dành cho các xưởng đúc của Trung Quốc. Nhưng tháng trước hãng nhiếp ảnh Canon của Nhật Bản cho biết, họ đã phát triển công nghệ in thạch bản in nano (NIL) có thể giúp sản xuất chip 5nm. Với một số cải tiến về công nghệ mặt nạ, NIL thậm chí có thể giúp các xưởng đúc chế tạo chip 2nm.
Giữa thông báo của Canon và việc sử dụng quy trình gấp bốn lần để tạo ra chip 5nm sử dụng DUV, lần tiếp theo Huawei trình làng một thiết bị mới được trang bị chipset cạnh tranh hơn. Làng công nghệ smartphone thế giới có thể lại dậy sóng một lần nữa nếu Huawei tiếp tục tạo nên một con chip mới. Nếu điều đó thành sự thật, cơ quan quản lý của chính phủ Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao? Câu trả lời vẫn thuộc về tương lai.
Hoàng Thanh