Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

0
0

- Cùng với nhiều yếu tố, việc thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng hiệu quả công nghệ không chỉ giúp doanh nghiệp quản trị minh bạch, mà còn đem lại những lợi ích lâu dài…

Đó là quan điểm của nhiều đại diện doanh nghiệp tham dự Hội thảo về Phát triển bền vững 2023 với chủ đề “Trách nhiệm của chúng ta - Hành động của chúng ta” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 16/11 vừa qua.

Theo bà Đoàn Vũ Uyên Duyên - Phó Tổng giám đốc CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS), việc đầu tư cho nền tảng công nghệ là yếu tố giúp phát triển nông nghiệp bền vững tại TTC AgriS. Thực tế cho thấy, một nguồn phát thải lớn trong lĩnh vực nông nghiệp đến từ canh tác chưa chính xác. Canh tác chính xác đòi hỏi cách thức tiếp cận khác với các nguồn tài nguyên. Trong đó, ứng dụng công nghệ cao sẽ giúp tính toán chính xác, như số lượng phân bón với từng loại đất. Cùng với mô hình canh tác chính xác, lên men chính xác, TTC AgriS có thể loại bỏ lượng dư không cần thiết các yếu tố đầu vào trong quá trình.

Phó Tổng giám đốc TTC AgriS cho biết, từ năm 2020, TTC AgriS đã tiến hành bước phát triển đầu tiên với việc thực hiện chuyển đổi số, đặt các phân hệ lên trên cùng một nền tảng, hợp nhất tự động hoạt động kinh doanh tại các quốc gia từ đó hỗ trợ quản trị công ty minh bạch.

bà Đoàn Vũ Uyên Duyên - Phó Tổng giám đốc CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS)
Bà Đoàn Vũ Uyên Duyên - Phó Tổng giám đốc CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS)

Mô hình kinh tế nông nghiệp thông minh tích hợp của TTC AgriS mang đến lợi ích chung các bên liên quan như cho phép người nông dân sử dụng ứng dụng, xác định các thời điểm trong quá trình trồng tọt, tiếp cận các nghiên cứu nông học… Nền tảng công nghệ tốn chi phí nhưng lợi ích mang lại về lâu dài. Để thực hiện mục tiêu số hoá công nghệ, chi phí là rất lớn nhưng sự đồng hành của các bên giúp vững tin hơn trên con đường chuyển đổi số.

Ứng dụng công nghệ số để tính toán được nguồn đầu vào - đầu ra hiệu quả, giúp người nông dân thấy được hiệu quả khi thay đổi tập quán canh tác, đó là một trong những chia sẻ của bà Lê Thị Hoài Thương - Trưởng phòng Đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam tại Hội thảo.

Theo bà Lê Thị Hoài Thương, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững là chặng đường dài không thể đi một mình, tất cả các bên phải đi cùng nhau, kể cả nhà sản xuất, phân phối, nhà quản lý.., nhất là người tiêu dùng đồng hành cùng các nhà sản xuất có trách nhiệm. Nestlé có cam kết đến năm 2050 đạt được mục tiêu net zero, mục tiêu này được đặt ra dựa trên các tính toán khoa học, phạm vi nào đang phát thải nhiều nhất và giải pháp đưa ra là gì.

Bà Lê Thị Hoài Thương - Trưởng phòng Đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam

Theo tính tón, nguồn cung ứng chiếm hơn 70% lượng phát thải của Tập đoàn trên toàn cầu. Đây là lý do Nestle tập trung vào phạm vi này. Là nhà thu mua cà phê lớn nhất tại Việt Nam, Nestlé đã kết hợp với nhà quản lý, các trung tâm khuyến nông và người nông dân để thực hiện chương trình nông nghiệp với người nông dân là trọng tâm.

Nestlé đã kết nối với 21 ngàn hộ nông dân, để họ có thể tái canh cây cà phê, đã hỗ trợ tái canh hơn 63 triệu cây cà phê tại Tây Nguyên, thử nghiệm đo đếm kiểm đếm để canh tác với phát thải thấp… Đặc biệt, Nestlé đã ứng dụng công nghệ số để tính toán được nguồn đầu vào - đầu ra hiệu quả, giúp người nông dân thấy được hiệu quả khi thay đổi tập quán canh tác.

Còn với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với sản lượng 100 ngàn tấn mỗi năm - công ty Nhựa Tiền Phong, thì với phương châm phát triển bền vững, công ty đã thực hiện một số giải pháp, đảm bảo sự xanh - sạch trong sản xuất, tập trung vào 4 nhóm giải pháp bao gồm: áp dụng hệ thống quản lý và tuân thủ, công nghệ sản xuất, tiết kiệm năng lượng và quản lý rác thải.

Ông Nguyễn Văn Thức - Phó Tổng giám đốc Nhựa Tiền Phong cho biết, nhóm giải pháp thứ nhất là áp dụng hệ thống quản lý và tuân thủ quy định. Ngoài hệ thống quản lý ISO 9001, công ty còn triển khai các hệ thống quản lý môi trường, năng lượng, hệ thống quản lý đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động.

Khi di chuyển sang mặt bằng mới, Nhựa Tiền Phong đã triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý nước thải và năm 2021 đã nâng cấp hệ thống. Đồng thời, Công ty phối hợp với đơn vị chức năng tại Sở Tài nguyên môi trường để thực hiện quan trắc môi trường, kết hợp với trung tâm y tế môi trường lao động, kiểm soát chặt chẽ các yếu tố môi trường lao động…

Ông Nguyễn Văn Thức - Phó Tổng giám đốc Nhựa Tiền Phong
Ông Nguyễn Văn Thức - Phó Tổng giám đốc Nhựa Tiền Phong

Nhóm giải pháp thứ hai tập trung vào công nghệ sản xuất. Trong quá trình sản xuất nhựa, công đoạn từ chuẩn bị nguyên liệu cho tới cấp nguyên liệu cho đầu máy thường phát sinh phát thải vụn. Ông Nguyễn Văn Thức cho biết, Nhựa tiền phong đã thành công trong giảm thiểu phát thải vụn bằng công nghệ tự động, áp dụng công nghệ vào các công đoạn sản xuất.

Nhựa Tiền Phong đã mạnh dạn thay thế chất ổn định chì trong sản xuất PVC bằng chất ổn định kẽm và thiếc cho sản xuất ống và phụ tùng. “Việc này tăng chi phí cho Công ty nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm thực hiện. Cần nhấn mạnh là việc sử dụng chất ổn định chì trong hạn mức nhất định là được phép tiến hành và các sản phẩm này vẫn đảm bảo an toàn với người dùng” - Phó Tổng giám đốc Nhựa Tiền Phong nói.

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ hack trên toàn cầu tăng vọt

(VnMedia) - Các nhà nghiên cứu blockchain TRM Labs hôm 5/7 cho biết, số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ hack trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi trong sáu tháng năm 2024 so với năm trước đó.

Cuối tuần, giá vàng đột ngột tăng rất mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (6/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York bất ngờ bật tăng mạnh mẽ. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục vượt xa mức 76 triệu đồng/lượng.

Xác thực sinh trắc học trong giao dịch chuyển tiền trực tuyến: Người dùng nói gì?

(VnMedia) - Báo cáo nghiên cứu của Cốc Cốc dựa trên dữ liệu thu thập từ khảo sát trực tuyến trên nền tảng từ ngày 01/7 - 04/7/2024 đi sâu phân tích “phản ứng” của người dùng, cũng như những quan điểm về lợi ích và lo ngại liên quan đến quy định mới này…

Các giải pháp đảm bảo cung cấp điện 6 tháng cuối năm 2024

(VnMedia) - Để đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống điện Quốc gia, đặc biệt tại khu vực miền Bắc trong các tháng còn lại của năm 2024, Cục Điều tiết Điện lực đã đưa ra 4 nhóm giải pháp.

Ứng dụng phổ biến trên iOS/Android bị hack, hàng triệu số điện thoại di động bị đánh cắp

(VnMedia) - Được thiết kế để giúp người dùng đưa ra yêu cầu xác thực hai yếu tố (2FA) dễ dàng hơn khi đăng nhập vào một ứng dụng, tuy nhiên ứng dụng Authy của Twilio dành cho cả hệ điều hành iOS và Android lại bị tin tặc xâm nhập bất hợp pháp...