Người dân cần làm gì khi nhận cuộc gọi dọa khóa sim

0
0

Nếu nhận cuộc gọi dọa khóa sim, người dân cần kiểm tra lại thông tin thuê bao điện thoại và cập nhật thông tin theo quy định, gọi điện trực tiếp tới nhà mạng hoặc đến điểm giao dịch của nhà mạng để cập nhật thông tin thuê bao.

Tình trạng lừa đảo hiện nay diễn biến hết sức phức tạp, tinh vi...

Liên quan đến vụ việc người dân nhận các cuộc gọi dọa khóa sim để lừa đảo như Báo SGGP đã thông tin, Công an TPHCM hướng dẫn cách thức để người dân kiểm tra, phòng tránh khi nhận được các cuộc gọi này.

Công an cho biết, từ ngày 31-3-2023, các doanh nghiệp viễn thông sẽ tạm dừng hoạt động của thuê bao nếu không chuẩn hóa thông tin cá nhân sau khi đối soát thông tin với cơ sở dữ liệu dân cư và có thông báo đến khách hàng. Lợi dụng vấn đề trên, các đối tượng xấu gia tăng các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thủ đoạn của các đối tượng là thực hiện các cuộc gọi lừa đảo đến nhiều người dân trong cả nước dưới hình thức thông báo thuê bao của người được gọi sắp bị khóa sim và yêu cầu nâng cấp, bổ sung thông tin cá nhân. Từ đó, lừa chiếm đoạt sim của người được gọi, rồi chiếm tài khoản ngân hàng, ví điện tử của người dân để chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh một ngân hàng bị các đối tượng hack gửi tin nhắn Brand Name

Công an khuyến cáo người dân cần hết sức cảnh giác đề phòng nếu nhận được các tin nhắn giả danh thương hiệu của các nhà mạng (Brandname là thủ đoạn giả mạo tin nhắn thương hiệu). Bởi các đối tượng thường gửi tin nhắn giả danh các nhà mạng để lừa đảo người dân thiếu cảnh giác, kèm theo đường link yêu cầu họ cập nhật thông tin chủ thuê bao điện thoại.

Người dân cần kiểm tra lại thông tin thuê bao điện thoại và cập nhật thông tin theo quy định bằng các cách như: Kiểm tra thông tin chủ thuê bao theo cú pháp tin nhắn “TTTB gửi 1414”; tra cứu thông tin, cập nhật thông tin thuê bao trên các ứng dụng của nhà mạng (My Viettel, My VNPT, My Mobifone...); gọi điện trực tiếp tới nhà mạng hoặc đến điểm giao dịch của nhà mạng để cập nhật thông tin thuê bao.

Công an TPHCM cho biết, thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo qua không gian mạng diễn biến hết sức phức tạp, có chiều hướng gia tăng và ngày càng tinh vi. Tội phạm lừa đảo trên không gian mạng luôn thay đổi phương thức, thủ đoạn tùy vào từng thời gian, thời điểm… Các đối tượng không từ thủ đoạn như giả cơ quan công quyền, đánh vào tâm lý người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho bằng được.

(theo Sài Gòn Giải Phóng)


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.