- Năm 2023, chuyên gia nhận định điện toán đám mây sẽ có xu hướng phát triển “xanh hơn”, nhanh hơn, nội địa hơn. Bài viết sau đây phân tích kỹ hơn về quá trình phát triển điện toán đám mây trong tương lai gần, giúp các doanh nghiệp định hướng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh.
Chủ quyền dữ liệu ngày càng được quan tâm mạnh mẽ
Những căng thẳng về địa chính trị gia tăng trong thời gian qua buộc các chính phủ cũng như doanh nghiệp đặt mối quan tâm hàng đầu về bảo mật dữ liệu, thúc đẩy các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn những giải pháp đám mây nội địa để lưu trữ dữ liệu quan trọng.
Vấn đề chủ quyền dữ liệu (Data sovereignty) được quan tâm mạnh mẽ và sẽ trở thành yếu tố thúc đẩy xu hướng lưu trữ dữ liệu “nội địa” tăng mạnh, qua đó thúc đẩy những chiến lược về triển khai nền tảng kết nối dịch vụ “đa đám mây” (Multi-Cloud Services).
VNPT Cloud hiện được đánh giá là là sản phẩm nội địa toàn diện nhất |
Các trung tâm dữ liệu phải đối mặt với thử thách xanh
Thực tế cho thấy các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới đã tiêu tốn một lượng năng lượng khổng lồ hàng năm. Cùng với đó, chi phí môi trường của các trung tâm dữ liệu và các công nghệ số mà các cơ sở hạ tầng này cung cấp đã tăng lên một cách dễ hiểu.
Quỹ đạo phát thải toàn cầu hiện tại đặt chúng ta vào mối nguy hiểm khi không thể hạn chế được sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Công nghệ làm mát bằng nước ngày nay đã được chứng minh là một mô hình làm mát bền vững và tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với các phương pháp làm mát như quạt hay tản nhiệt, bên cạnh đó, công nghệ này còn giúp tăng cường khả năng xử lý của các máy chủ.
Khi nhiều quốc gia bắt đầu đi theo “con đường xanh”, việc chuyển sang các công nghệ xanh hơn, thân thiện hơn với môi trường sẽ là nhiệm vụ bắt buộc với các Trung tâm dữ liệu cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.
Quá trình chuyển đổi sang PaaS sẽ gia tăng
Môi trường số ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới để duy trì tính cạnh tranh và không bị tụt lại phía sau. Tuy nhiên, do thiếu nguồn lực nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) gặp nhiều bất lợi trong cuộc đua đổi mới công nghệ hơn so với các doanh nghiệp lớn.
Vào năm 2023, việc áp dụng các nền tảng Platform-as-a-Service (PaaS) sẽ tăng lên khi cuộc đua giành khách hàng ngày càng gay gắt trên môi trường số. Các khoản đầu tư vào dữ liệu lớn, ứng dụng IoT và các công nghệ mới nổi khác sẽ phát triển mạnh và PaaS sẽ là cánh cửa giúp các doanh nghiệp tiếp cận những công nghệ tiên tiến trên đám mây mà không cần đầu tư nhiều chi phí cho cơ sở hạ tầng.
Thực tế được chứng minh qua các con số, IDC cho biết mức tăng trường hàng năm của dịch vụ PaaS đã lên tới gần 40% trong năm 2021. Đặc biệt là khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, PaaS sẽ là công cụ cho phép các doanh nghiệp chuyển hướng kinh doanh một cách nhanh chóng.
VNPT Cloud - Giải pháp điện toán đám mây nội địa đón đầu xu hướng xanh
Sở hữu kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số, Tập đoàn VNPT là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ Cloud đầu tiên tại Việt Nam. Trong những năm qua, VNPT đã không ngừng nghiên cứu phát triển, hợp tác cùng các tập đoàn công nghệ danh tiếng trên thế giới để mang đến các dòng sản phẩm đám mây chất lượng, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng tổ chức, doanh nghiệp.
VNPT Cloud hiện được đánh giá là là sản phẩm “nội địa” toàn diện nhất, mang lại cho người dùng Việt Nam dịch vụ đám mây với mức độ an toàn, bảo mật cao, chi phí hợp lý, là đối tác tin cậy đồng hành cùng sự phát triển của chính phủ số, quốc gia số, nền kinh tế số.
Là doanh nghiệp đi tiên phong trong chuyển đổi số quốc gia, VNPT luôn ý thức rõ trách nhiệm xã hội của mình, qua đó các sản phẩm công nghệ của VNPT ngày càng hướng tới tiêu chí “xanh”, an toàn, bảo mật, giúp khách hàng hoàn toàn an tâm gửi gắm dữ liệu quan trọng, phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh.
Thông tin chi tiết về dịch vụ VNPT Cloud, có thể xem tại website: https://smartcloud.vn hoặc hotline 24/7: 18001260.
Phạm Lê