5G sẽ thúc đẩy chuyển đổi số như thế nào?

0
0

- Trên thế giới 5G và hệ sinh thái ứng dụng của 5G đang góp phần tích cực đổi mới, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số sâu rộng trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội khác nhau.

Chính phủ Việt Nam với tầm nhìn "Cơ sở hạ tầng và dịch vụ 5G là động lực thúc đẩy chuyển đổi số trong cuộc CMCN 4.0" đã đặt ra những mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025, nền kinh tế số chiếm 20% GDP; Phủ sóng băng rộng cáp quang đến 80% hộ gia đình; Dịch vụ 5G và điện thoại thông minh trở thành phổ biến; Thanh toán điện tử chiếm hơn 50%; Đến năm 2030, Việt Nam phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G.

 

5G sẽ thúc đẩy chuyển đổi số như thế nào?

Thứ nhất, thúc đẩy sự phát triển của 5G sẽ đẩy nhanh quá trình tích hợp, ứng dụng và thương mại hóa các công nghệ cao, công nghệ mới như công nghệ trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn và Blockchain, từ đó tạo ra nhiều doanh nghiệp mới, mô hình kinh doanh mới.

Thứ hai, thúc đẩy sự phát triển của 5G sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong các ngành công nghiệp truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi từ quản lý đến phương pháp sản xuất, giúp gia tăng giá trị và lợi thế cạnh tranh cho các ngành công nghiệp truyền thống. Ví dụ, việc ứng dụng 5G trong ngành khai thác mỏ có thể giảm đáng kể số lượng công nhân dưới lòng đất, cải thiện độ chính xác của giám sát môi trường sản xuất và giảm đáng kể nguy cơ xảy ra tai nạn an toàn lớn.

Tại Indonesia, đã triển khai mạng 5G riêng phục vụ khai thác mỏ thông minh, giúp tăng hiệu quả sản xuất lên 60% và giảm mức tiêu thụ nhiên liệu xuống 30%. Tại Thái Lan, cũng đã có kế hoạch triển khai các xe tải khai thác mỏ không người lái hỗ trợ 5G để cải thiện đáng kể hiệu quả, năng suất, an toàn cho người lao động…

Thứ ba, thúc đẩy sự phát triển của 5G sẽ tăng tốc hiện đại hóa năng lực quản trị, cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân. 4G đã thay đổi cuộc sống và 5G sẽ thay đổi xã hội. Với phạm vi phủ sóng rộng rãi, đáp ứng được nhiều kết nối hơn của mạng 5G cho phép nhiều dữ liệu hơn được thu thập, từ đó nhà quản trị sẽ ra quyết định từ dữ liệu, hình thành khả năng quản trị khoa học, thông minh.

5G cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ thiết yếu cho người dân như y tế từ xa và giáo dục trực tuyến, đồng thời cải thiện số lượng và chất lượng cung cấp dịch vụ công. Ví dụ, các hệ thống điều hành tập trung (IOC) sử dụng rất nhiều cảm biến IoT kết nối 5G (mMTC) đo chất lượng không khí, nước,… để chính quyền địa phương nắm bắt thông tin và có biện pháp quản lý kịp thời; sử dụng công nghệ 5G độ trễ thấp, tốc độ cao (eMBB, URLLC) để triển khai các ứng dụng như chẩn đoán và điều trị từ xa, robot y tế thông minh, văn phòng từ xa, giáo dục từ xa, đóng vai trò quan trọng để cung cấp dịch vụ cho người dân ở mọi lúc, mọi nơi.

Kinh nghiệm quốc tế trong triển khai thương mại 5G tại Việt Nam

Công nghệ 5G và hệ sinh thái 5G mặc dù đã được nhắc tới nhiều trong thời gian gần đây nhưng ngay cả những nước phát triển nhất về viễn thông trên thế giới vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình thương mại hóa 5G.

Tiến trình thương mại 5G trên thế giới có một số điểm lưu ý sau:

Các nước có tốc độ phát triển 5G nhanh nhất trong năm 2022 đều bỏ ra một nguồn kinh phí lớn nhằm mở rộng vùng phủ sóng 5G. Một số nước có mức đầu tư cho triển khai 5G rất lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha…, tuy nhiên chưa có nước nào đạt được vùng phủ sóng 5G tuyệt đối cho toàn bộ dân số. Ví dụ: Nhật Bản đặt mục tiêu phát triển mạng 5G, đến năm 2025 xây dựng mạng 5G phủ sóng 97% dân số Nhật Bản (tương đương 300.000 trạm phát 5G), xây dựng mạng 5G phủ sóng 99% dân số Nhật Bản (tương đương đến 600.000 trạm gốc) vào năm 2030. Theo báo cáo của Ericsson trong năm 2022, 30% dân số thế giới đã được phủ sóng 5G và dự kiến đến năm 2028 con số này là 85%.

Nhiều nhà mạng hiện đang triển khai kiến trúc 5G NSA trong giai đoạn ban đầu và có kế hoạch dịch chuyển sang kiến trúc 5G SA khi có nhu cầu tăng cao trong trải nghiệm của người dùng.

Sự phát triển thuê bao 4G đã đạt mức ngưỡng cao nhất vào cuối năm 2022 và bắt đầu suy giảm trong giai đoạn tới để chuyển dần sang thuê bao 5G. Số lượng thuê bao 2G/3G tiếp tục suy giảm. Điều này cho thấy năm 2023 là thời điểm cho sự chuyển sang phát triển mạng 5G.

Đa số các nước sẽ lựa chọn áp dụng công nghệ Mạng truy nhập vô tuyến mở (Open Ran). Công nghệ này giúp giảm 30% chi phí đầu tư nên nâng cao năng lực cạnh tranh.

Để sớm phổ biến 5G cần phải xây dựng một hệ sinh thái ứng dụng 5G trưởng thành từ tần số thấp đến tần số cao.

Việt Nam cần làm gì để thương mại hóa 5G thành công?

Trả lời cho câu hỏi: Để thương mại hóa 5G thành công, cần gia tăng nhu cầu sử dụng của thị trường thông qua hình thành các ứng dụng 5G, kế hoạch triển khai các ứng dụng trong thời gian tới của Bộ Thông tin và Truyền thông là gì?, ông Nguyễn Phong Nhã, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT cho biết, so với các thế hệ mạng 3G, 4G trước đây, 5G được thiết kế để tạo ra một nền tảng thuận lợi giúp thúc đẩy đổi mới và phát triển nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như giải trí, giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, năng lượng, nông nghiệp, thành phố thông minh,…

Do đó, cả cơ quan quản lý, các nhà mạng, nhà cung cấp giải pháp cần quan tâm, hợp tác mãnh mẽ để xác định các ứng dụng tiềm năng cùng với các mô hình kinh doanh trên cơ sở hạ tầng và dịch vụ mạng 5G cho giai đoạn đầu và dài hạn của quá trình phát triển 5G.

Ở vị thế của doanh nghiệp triển khai thử nghiệm 5G, ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết, khi triển khai công nghệ 2G, 3G, 4G, công tác đã được thực hiện rất đồng tốc, tạo lợi ích cho người tiêu dung, nhà cung cấp dịch vụ và các đối tác. Còn 5G, VNPT tập trung mạnh vào B-2-G và B-2-B, với hai yếu tố: tốc độ cao và độ trễ thấp. Triển khai 5G làm sao cũng phải có sự đồng tốc từ phía Chính phủ, người tiêu dung và nhà cung cấp dịch vụ để tạo ra một lợi ích cân bằng, khi đó, 5G mới có cơ hội bùng nổ.

Phó Tổng giám đốc VNPT Ngô Diên Hy phát biểu

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Phong Nhã cũng cho biết, để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp thương mại hóa 5G, thời gian tới nhà nước cần có một số chính sách cụ thể.

Thứ nhất, thúc đẩy các Bộ/ngành/địa phương trong quá trình triển khai Chuyển đổi số cần ưu tiên sử dụng hạ tầng băng rộng cố định, di động kết hợp với các công nghệ mới như Cloud, IoT, AI,… Lấy sức kéo của thị trường (đầu tư công) để thúc đẩy doanh nghiệp thương mại 5G.

Thứ hai, ban hành Hệ thống tiêu chuẩn ứng dụng 5G, an toàn thông tin cho dịch vụ ứng dụng 5G,…

Thứ ba, tăng cường đảm bảo tài nguyên tần số cho 5G .Thúc đẩy việc sử dụng băng tần trung bình và tần số thấp để mở rộng vùng phủ sóng mạng 5G ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Thứ tư, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết xây dựng phòng thí nghiệm, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu chuyên nghiệp hoặc trung tâm nghiên cứu kết hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu để tăng cường xây dựng cơ sở đào tạo, thực hành kỹ thuật 5G.

Thứ năm, phát huy hết vai trò của các tổ chức quốc tế và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn 5G và mạng thế hệ sau của các Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế.

Phạm Lê


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.