Nga có thể vô hiệu hóa vệ tinh Starlink nếu nó tiếp tục được quân đội Ukraine sử dụng.
Vô hiệu hóa hệ thống vệ tinh sẽ không cản trở việc sử dụng bất kỳ vũ khí hoặc chiến tranh điện tử nào, điều này giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột vũ trang. Theo các chuyên gia Nga, hệ thống Internet vệ tinh có thể bị vô hiệu hóa bởi phần mềm, do quá tải.
Giáo sư Khoa Siêu máy tính và Tin học Tổng hợp của Đại học Nghiên cứu Quốc gia Samara Andrey Sukhov cho biết, trên thực tế không cần thiết phải làm việc với vệ tinh. Do sự hiện diện của các lỗ hổng trong trung tâm điều khiển mặt đất dành cho vệ tinh Starlink, chỉ cần vô hiệu hóa các hệ thống của nó là đủ và do trung tâm này không có quyền tự chủ nên không khó để kết nối với nó.
Nga có thể vô hiệu hóa Starlink nếu nó tiếp tục được quân đội Ukraine sử dụng. (Ảnh: AP) |
“Đây là cảnh báo nhỏ của chúng tôi rằng các công nghệ để chống lại hệ thống này đã tồn tại”, Andrey Sukhov nói.
Starlink là dự án của hãng công nghệ vũ trụ SpaceX (do tỷ phú công nghệ Elon Musk sáng lập), sử dụng vệ tinh phóng lên quỹ đạo để phủ sóng Internet trên toàn cầu. Các vệ tinh Starlink đầu tiên được phóng trên tên lửa Falcon 9 của SpaceX vào tháng 5/2019. Starlink đi vào vận hành từ tháng 10/2020. Dịch vụ hiện có hơn 400.000 người dùng trên toàn cầu.
Đang có khoảng 3.000 vệ tinh Starlink bao quanh Trái đất, cung cấp kết nối băng thông rộng cho người dùng, đặc biệt là ở vùng nông thôn và địa hình hiểm trở. Mục tiêu của Musk đến năm 2027 sẽ có 42.000 vệ tinh tham gia vào mạng lưới Internet không gian.
Đến nay, SpaceX đã sản xuất hơn một triệu thiết bị đầu cuối dành cho người dùng Starlink. Trong email gửi đến khách hàng, SpaceX cho biết mạng Internet vệ tinh có thể đạt tốc độ 50-150 Mb/giây. Ở một số nơi, Starlink thậm chí đã đạt 175 Mb/giây.
Các vệ tinh của Starlink sẽ được thiết kế để phát sóng Internet băng thông rộng từ không gian về trái đất. Để thu nhận sóng Internet từ vệ tinh, người dùng cần phải lắp đặt các chảo ăn-ten do Starlink cung cấp, từ đó mới có thể kết nối mạng Internet do SpaceX cung cấp trên thiết bị của mình.
Ưu điểm của Starlink là có thể cung cấp Internet đến bất kỳ đâu trên thế giới, ngay cả vùng xa xôi, hẻo lánh, những khu vực khó tiếp cận được với mạng Internet hoặc mạng di động thông thường. Tuy nhiên, nhược điểm đó là người dùng cần phải ở gần ăn-ten của Starlink mới có thể sử dụng mạng Internet do dịch vụ này cung cấp.
Nhược điểm này của Starlink có thể sẽ được khắc phục vào năm sau, khi vệ tinh sẽ truyền trực tiếp dịch vụ Internet đến smartphone của người dùng mà không cần phải thông qua chảo thu tín hiệu như hiện nay.
Trước đó, Elon Musk đã thông báo về những nỗ lực để hack quyền truy cập vào Starlink, tuy nhiên, theo ông, những nỗ lực đó đã không thành công.
Starlink đặt mục tiêu xây dựng 42.000 vệ tinh Internet vào năm 2027, nhưng Elon Musk nói đang lỗ nặng do miễn phí cho người dùng ở Ukrainie, Iran.
(theo Infornet)