- Bằng cách triển khai công nghệ y tế tích hợp AI, hệ thống y tế Việt Nam có thể cho phép truy cập kết quả chẩn đoán hình ảnh nhanh hơn. Công nghệ AI cũng có thể giúp nâng cao kỹ năng và năng suất của người dùng, nhờ đó khắc phục khó khăn của tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế…
Hội nghị khoa học thường niên năm 2022 của Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam diễn ra từ ngày 19-20 tháng 8 đã đề cập đến chủ đề AI và cách công nghệ này đang mở ra một kỷ nguyên mới cho chẩn đoán hình ảnh.
Ông Vijay Subramaniam - Tổng giám đốc mảng Chẩn đoán Hình ảnh của GE Healthcare khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đã chia sẻ về các xu hướng ứng dụng AI trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh và cách công nghệ của GE có thể đóng góp vào quá trình chuyển đổi ngành y tế tại Việt Nam.
Ông Vijay Subramaniam - Tổng giám đốc mạng Chẩn đoán Hình ảnh của GEHC khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc, Australia và New Zealand |
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang chuyển đổi ngành Y tế theo nhiều cách khác nhau
- Ông có thể chia sẻ những lợi ích mà các ứng dụng AI có thể mang lại cho bệnh viện và bệnh nhân không?
Ông Vijay Subramaniam: Lợi ích số một của AI là nâng cao năng suất cho nhân viên y tế. Điều này đặc biệt chính xác đối với các thị trường mới nổi đang thiếu hụt nhân lực ngành y.
Bằng cách kết hợp AI vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, chúng ta cho phép sử dụng thiết bị y tế theo cách thông minh hơn, đồng nghĩa với việc có thể thăm khám cho nhiều bệnh nhân hơn và mắc ít sai sót hơn. Công nghệ AI cũng giúp chẩn đoán tốt hơn bằng cách luôn luôn diễn giải chẩn đoán theo cách hợp lý nhất. Do đó, nó cho phép các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể kịp thời xác nhận kết quả chẩn đoán.
Một lợi ích khác là AI có thể sắp xếp mức độ ưu tiên cho các hình ảnh chẩn đoán cần xem xét trước trong bối cảnh bùng nổ dữ liệu. Cụ thể, khi phòng cấp cứu đang đông kín bệnh nhân, AI có thể hỗ trợ xác định hình ảnh chẩn đoán nào cần phải đọc trước, qua đó xác định người bệnh nào cần được ưu tiên điều trị. Một hệ thống hình ảnh y tế sử dụng AI có thể tự động phát hiện các vấn đề của một bệnh nhân và ưu tiên cho bệnh nhân đó được chăm sóc khẩn cấp. Nếu không có AI, y bác sĩ phải xử lý từng ca bệnh một và nếu có nhiều ca bệnh dồn lại, sẽ làm giảm cơ hội cấp cứu của người bệnh.
Chúng tôi xác định có bốn nhóm khách hàng chính với tiềm năng tận dụng những công nghệ mới như AI. Nhóm khách hàng lớn nhất là các bệnh viện công, chiếm 84% thị trường. Các bệnh viện và phòng khám tư nhân nước ngoài cũng thuộc nhóm khách hàng lớn, tuy nhiên, những cơ sở này thường ưu tiên mua từ quốc gia tài trợ cho họ. Những bệnh viện tư nhân trong nước sẽ thuộc nhóm tăng mua nhanh nhất, trong khi các cơ sở nghiên cứu và giáo dục cũng sẽ chiếm một phần trong nhu cầu.
- Theo ông, ngành y tế Việt Nam được hưởng lợi thế nào từ các thiết bị hỗ trợ AI?
Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã cam kết sẽ triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân trên cả nước với nỗ lực phủ bảo hiểm y tế cho 95% dân số vào năm 2025. Điều này sẽ tiếp tục định hình lĩnh vực y tế.
Có thể thấy ngân sách cho ngành y tế đã tăng lên, tuy nhiên, vẫn chưa thể bắt kịp với nhu cầu. Đồng thời, các bệnh viện đang gặp phải tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế có trình độ và kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng.
Bằng cách triển khai công nghệ y tế tích hợp AI, hệ thống y tế Việt Nam có thể cho phép truy cập kết quả chẩn đoán hình ảnh nhanh hơn. Công nghệ AI cũng có thể giúp nâng cao kỹ năng và năng suất của người dùng, nhờ đó khắc phục khó khăn của tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế.
Bên cạnh đó, việc áp dụng AI có thể giúp chính phủ chi tiêu hiệu quả hơn bởi không còn phải mua sắm nhiều thiết bị. Một thiết bị y tế sử dụng công nghệ AI sẽ giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác của khâu chẩn đoán, khuyến khích việc hợp tác giữa các cơ sở y tế và cải thiện năng suất, hiệu quả khám bệnh cũng như trải nghiệm của bệnh nhân.
- Những nhà cung cấp của Mỹ như GE Healthcare có cơ hội trong việc cung ứng các thiết bị y tế hiện đại ứng dụng AI tại Việt Nam không?
Nhu cầu cải thiện chất lượng ngành y tại Việt Nam trong những năm qua đã đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng của thị trường thiết bị y tế. Theo Hội Thiết bị Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017 Việt Nam chi tiêu 1,1 tỷ USD cho nhập khẩu thiết bị y tế, trong đó chủ yếu là các thiết bị chẩn đoán hình ảnh như máy chụp X-quang, máy siêu âm, máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp vi tính cũng như các thiết bị dùng trong phẫu thuật. Thị trường thiết bị y tế Việt Nam dự kiến sẽ đạt khoảng 1,8 tỷ USD trong năm 2022, ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 9,6% cho giai đoạn 2017-2022.
Phân ngành công nghệ thông tin (CNTT) trong y tế ngày càng có nhiều cơ hội và có tiềm năng lớn đối với những nhà cung ứng phần cứng CNTT và phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử đến từ Hoa Kỳ. Tháng 3/2019, Bộ Y tế Việt Nam quy định các cơ sở y tế bắt đầu quy trình sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử thay cho bệnh án bằng giấy. Tuy nhiên, hiện nay mức độ ứng dụng CNTT vẫn còn thấp và không đồng đều giữa các bệnh viện. Việc kết nối dữ liệu còn nhiều khó khăn và quy trình sử dụng hồ sơ điện tử gặp nhiều vấn đề.
Ngoài ra, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang phát triển ở Việt Nam còn tạo cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ thiết kế, dịch vụ kỹ thuật và quản lý cũng như dịch vụ đào tạo y tế của Mỹ. Nguyên do là những đơn vị cung cấp trong nước vẫn còn khá mới mẻ với các phân ngành này và chưa có khả năng cung ứng mức độ dịch vụ phức tạp như những nhà cung cấp quốc tế.
GE Healthcare có kế hoạch ra mắt các ứng dụng AI, đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế tại Việt Nam. Cụ thể, một số thiết bị tích hợp AI dự kiến sẽ có mặt tại thị trường này từ năm tới. Nhìn chung, tất cả ứng dụng hỗ trợ AI mới của chúng tôi sẽ cải tiến những tính năng như chất lượng hình ảnh tốt hơn và kết quả chẩn đoán chính xác hơn xuyên suốt toàn bộ danh mục công nghệ hình ảnh y khoa.
- Ông có thể chia sẻ những dự định của GE Healthcare về quá trình chuyển đổi ngành quang điện bằng công nghệ AI?
Có một số công đoạn cần thực hiện trước khi chẩn đoán hình ảnh, bao gồm điều chỉnh tư thế của bệnh nhân, định vị dữ liệu, lập kế hoạch khám… GE chỉ đơn giản hiện thực hóa ý tưởng tích hợp AI vào các phương thức. Chúng tôi triển khai AI để cải thiện những công đoạn trước khi chụp và ứng dụng học sâu xuyên suốt toàn bộ quá trình chụp để tạo ra hình ảnh chất lượng tốt hơn. Trên thực tế, GE đã tập trung nỗ lực để tích hợp AI vào từng giai đoạn trong một lần khám.
Không chỉ vậy, nhiều đổi mới trong ứng dụng AI vào y tế cũng đang được một số công ty tư nhân nhỏ hơn thực hiện, trong đó tập trung vào khâu xử lý hình ảnh. Tuy nhiên, để áp dụng những ứng dụng AI, các bệnh viện cần được đào tạo về an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, v.v. Họ cần một đơn vị cung cấp thực sự đáng tin cậy để hưởng lợi từ những đổi mới này và đảm bảo rằng hệ thống dựa trên AI thực sự an toàn. GE có cơ hội để đóng góp vào sự phát triển của những hệ sinh thái này.
Cụ thể, GE tạo ra công cụ để cung cấp cơ sở hạ tầng đầy đủ cho việc kết nối mạng, quét dữ liệu bệnh nhân, bảo vệ dữ liệu người bệnh và sử dụng AI trên toàn bộ nền tảng. Nền tảng Y tế Kỹ thuật số Edison do GE Healthcare phát triển là trọng tâm của giải pháp này. Edison kết nối các quy trình chăm sóc sức khỏe từ khâu vận hành, phát triển, luồng dữ liệu và việc sử dụng các phân tích do AI hỗ trợ, nhờ đó cải thiện quy trình làm việc và năng suất của nhân viên y tế.
Chúng tôi đồng hành cùng khách hàng trong sứ mệnh cải thiện khâu chẩn đoán để thu được kết quả khám chữa bệnh tốt hơn cho bệnh nhân và chúng tôi tin rằng các thiết bị y tế sử dụng AI có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh vừa có thể hoàn thành công việc tốt hơn vừa đỡ vất vả hơn.
Phạm Lê