- Mô hình Nền tảng cửa khẩu số Lạng Sơn được triển khai thí điểm đã thành công, giúp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu…
Sau 8 tháng xây dựng đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 02/2022, nền tảng cửa khẩu số của Lạng Sơn đã là nền tảng cửa khẩu số duy nhất giúp tăng cường công tác quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước.
Nền tảng cửa khẩu số cũng đã tạo ra kênh thông tin kết nối đa chiều giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý tại cửa khẩu, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo, cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tốt hơn.
Từ tháng 02/2022, tất cả các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng, đại lý hải quan, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp bến bãi thống nhất sử dụng Nền tảng cửa khẩu số, khai báo và xử lý thông tin trực tuyến khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh (bao gồm cả xe hàng đã vào bến bãi cửa khẩu).
Website nền tảng cửa khẩu số của Lạng Sơn. |
Nền tảng cửa khẩu số trước khi vào cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và được xử lý trên Nền tảng cửa khẩu số (bao gồm cả xe nhập và xe xuất).
Đến nay, Nền tảng cửa khẩu số đã chạy ổn định, đa số các doanh nghiệp thành thạo khai báo thông tin trực tuyến. Đến thời điểm báo cáo đã 22 lần nâng cấp Nền tảng với gần 300 chức năng, tính năng được chỉnh sửa, bổ sung, nâng cấp để phù hợp với tình hình thực tế tại cửa khẩu.
Số liệu doanh nghiệp đã khai hoàn thành trên Nền tảng cửa khẩu số từ ngày 21/02/2022 đến 13/9/2022, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị có 14.082 phương tiện xuất và 43.964 phương tiện nhập; Tại cửa khẩu Tân Thanh có có 28.859 phương tiện xuất và 24.507 phương tiện nhập.
Mô hình Nền tảng cửa khẩu số Lạng Sơn được triển khai thí điểm đã thành công, giúp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.
Nền tảng cũng giúp minh bạch hóa, hạn chế các tiêu cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu; đảm bảo tính liên tục trong các hoạt động tại cửa khẩu, góp phần hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thời gian vừa qua.
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ chuyển đổi số bước đầu đã được trang bị và cơ bản đáp ứng được yêu cầu triển khai Nền tảng cửa khẩu số; góp phần hiện đại hóa khu vực cửa khẩu, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Trong thời gian tới, Lạng Sơn đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, trên cơ sở mô hình Nền tảng cửa khẩu số đã được tỉnh Lạng Sơn triển khai thí điểm, đề nghị xem xét, định hình rõ và đưa ra khái niệm, nội hàm cụ thể về cửa khẩu số, các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng, thành phần tham gia vào vận hành Nền tảng cửa khẩu số; từ đó xây dựng hoàn thiện mô hình mẫu và nhân rộng mô hình Nền tảng cửa khẩu số đến các tỉnh có cửa khẩu trên toàn quốc.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xem xét, hỗ trợ địa phương kinh phí, trang thiết bị để hoàn thiện cửa khẩu số và tiến tới xây dựng biên giới số; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan kết nối, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành với các nền tảng số của địa phương (như Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết nối nền tảng đăng ký thành lập doanh nghiệp quốc gia với Nền tảng dịch vụ công của tỉnh); Quan tâm tổ chức tập huấn; hỗ trợ tập huấn chuyển đổi số, kỹ năng số cho CBCCVC của tỉnh.
Lạng Sơn cũng nghị Bộ Công an chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Nền tảng cửa khẩu số tỉnh Lạng Sơn để các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, Cửa khẩu Tân Thanh kiểm tra, giám sát, xác nhận đối với người ra - vào khu vực cửa khẩu thông qua chức năng nhận dạng khuôn mặt thông minh của hệ thống camera AI kết nối với Nền tảng cửa khẩu số.
Phạm Lê