Kinh nghiệm lái xe: Khoảng cách an toàn trên cao tốc và đặt cảnh báo thế nào cho đúng?

0
0

 - Khoảng cách với xe phía trước bao nhiêu là an toàn với tốc độ của bạn? Trường hợp xảy ra sự cố trên cao tốc cần lưu ý điều gì? Đặt cảnh báo sao cho đúng để giữ an toàn? Nội dung dưới đây hy vọng sẽ mang tới những kinh nghiệm hữu ích cho bạn.

Duy trì khoảng cách an toàn

Khi di chuyển với tốc độ cao, chỉ một giây mất tập trung  không giữ khoảng cách đủ an toàn với xe phía trước là có thể xảy ra tai nạn. Vậy khoảng cách an toàn với xe phía trước là bao nhiêu với tốc độ mà bạn đang vận hành?

Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có quy định rõ ràng và chi tiết về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông ứng với từng tốc độ của xe (trong điều kiện đường khô ráo) như sau:

Với tốc độ 60 km/h thì khoảng cách an toàn là 35 mét, tốc độ trên 60 km/h đến 80 km/h là 55 mét, trên 80 km/h đến 100 km/h là 70 mét và trên 100 km/h đến 120 km/h phải giữ khoảng cách tối thiểu 100 mét.

Lưu ý trong điều kiện tầm quan sát bị hạn chế, đường trơn trượt… thì bạn nên nới dài thêm khoảng cách cho phù hợp. Thế giới Phương tiện

Cũng có những câu hỏi dạng, làm thế nào để áng chừng được khoảng cách đó khi đang di chuyển trên cao tốc. Hiện tại, có hai phương pháp mà tài xế có thể tham khảo:

  • Hệ thống biển báo 0m, 50m, 100m… được bố trí bên lề phải của cao tốc để phục vụ các tình huống này.
  • Không phải lúc nào cũng có hệ thống biển báo, lúc đó bạn có thể áp dụng một kinh nghiệm mà nhiều tài xế đang sử dụng đó là quy tắc 3 giây, dùng các điểm mốc như cột điện, cây cối, vạch kẻ ngang… để xác định khoảng cách an toàn giữa xe mình và xe phía trước (*)

Đặt cảnh báo trên cao tốc – Bao xa là đủ?

Một câu hỏi mà chắc chắn, nhiều người không thể trả lời, kể cả các tài xế chuyên nghiệp chạy cao tốc liên tục. Bạn hoàn toàn thấy điều này diễn ra rất bình thường khi các tài xế hay đặt cảnh báo – như quy định cần thiết, chỉ cách đuôi xe có 10m, một khoảng cách không có ý nghĩa.

Khi gặp sự cố, đặc biệt là trên cao tốc, bạn hay cố gắng tìm mọi cách đưa xe rời khỏi làn đường xe chạy, tránh việc đứng trên cao tốc để xử lý tình huống, một sai lầm trong tình huống này cũng sẽ trả giá rất đắt, không chỉ là vật chất mà cao hơn là cả sự an toàn tính mạng.

Trong trường hợp xe “phải nằm” trên cao tốc (và cả khi đã đưa xe vào làn khẩn cấp), bạn sẽ phải đặt cảnh báo cho các tài xế khác biết, cảnh báo này sẽ giúp các phương tiện khác tránh chiếc xe của bạn, không gây ra những tai nạn đáng tiếc khác. 

Bạn có thể dùng tam giác cảnh báo phản quang được trang bị ngay trên xe (hoặc có bán với giá khoảng 200.000 đồng), trường hợp không có, cành cây, hộp các tông, hộp nhựa… sẽ là vật dụng có ích. Tuy nhiên điều quan trọng là không được dùng các vật dụng nặng làm vật cảnh báo, điều này vô tình sẽ gây ra tai nạn cho các phương tiện khác; lốp dự phòng, can lớn có nước, gạch/đá… những vật không được dùng để làm cảnh báo sự cố trên đường.

Vậy đặt cảnh báo trên cao tốc cách bao xa?

Tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, và sửa đổi tại QCVN 41:2019/BGTVT, theo đó tuỳ vào tốc độ của làn đường xe chạy mà khoảng cách từ nơi đặt cảnh báo đến xe gặp sự cố cụ thể như sau:

Theo đó, nếu tốc độ vận hành trung bình của xe là dưới 20km/h thì khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo là dưới 50m.

Nếu tốc độ vận hành trung bình của xe là 20-35km/h thì khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo là 50-100m.

Nếu tốc độ vận hành trung bình của xe là 35-50km/h thì khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo là 100-150m.

Nếu tốc độ vận hành trung bình của xe là từ 50km/h trở lên thì khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo là 150-250m.

Như vậy, với điều kiện giao thông bình thường trên quốc lộ, đường cao tốc, khoảng cách phù hợp để đặt vật cảnh báo nguy hiểm là trên 150 đến khoảng 250m.

Trong điều kiện tầm quan sát bị hạn chế, khoảng cách này cũng nên được kéo dài ra. Thế giới Phương tiện

Con người là tối thượng quyết định cho sự an toàn

Đúng như tên gọi, ADAS - Advanced driver-assistance system chỉ là hệ thống HỖ TRỢ và điều quyết định tối thượng cho sự an toàn của bạn, không có gì khác ngoài chính bản thân BẠN.

Đây là một tính năng hỗ trợ cho người lái để mang lại sự an toàn cho người lái, là một tính năng cao cấp và hiện đại mà nhiều hãng xe mang tới cho người dùng. Tuy nhiên mỗi hãng có một lựa chọn công nghệ, cách thức và kiểu vận hành khác nhau, do việc đọc thật kỹ SÁCH HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG để hiểu được tính năng hỗ trợ trên chiếc xe của mình là phương thức DUY NHẤT để đảm bảo rằng bạn đang hiểu đúng cách vận hành của chiếc xe. Nếu có gì chưa hiểu rõ, thì… facebook hay Youtube không phải là nơi bạn có thể gửi gắm sự an toàn của mình một cách đúng đắn nhất; Đường Dây Nóng của các hãng và đại lý chính hãng sẽ là nơi chia sẻ ĐÚNG nhất các thắc mắc của bạn.

Điều này hoàn toàn là tất yếu khi mà các hãng có cách lựa chọn hệ thống (camera hay radar, hay cả hai), thuật toán, độ an toàn, khả năng nhận diện (chủng loại ô tô, vật thể, người đi đường và động vật…) khác nhau. Và rõ ràng không thể mang kiến thức của một chiếc Hyundai áp dụng cho Toyota hay một mẫu xe Đức để hiểu một chiếc xe Trung Quốc.

(*) Quy tắc 3 giây trong lái xe được hiểu là khoảng thời gian đủ để người lái có thể phản ứng và xử lý kịp thời các tình huống nguy hiểm như phanh gấp, nổ lốp, tránh chướng ngại vật... Mặc dù không có điều luật cụ thể nào quy định nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia về an toàn đường bộ, người lái cần giữ khoảng cách an toàn tối thiểu với xe phía trước miễn là có thể xoay xở để tránh va chạm trong vòng 3 giây.

Quy tắc 3 giây được áp dụng trong điều kiện thời tiết tốt, tầm nhìn thoáng. Ngược lại, nếu trời mưa, bão, đường nhiều sương mù khiến tầm nhìn bị hạn chế thì thời gian có thể tăng lên 4, 5 và 6 giây.  Các quy tắc thời gian được áp dụng khác nhau tùy điều kiện, tham khảo bảng quy đổi tốc độ và khoảng cách an toàn sau đây:

 

Theo Thế Giới Phương Tiện

 


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.