So sánh các phiên bản Tiêu chuẩn dưới 670 triệu đồng của Ford Ranger, Isuzu D-Max, Mitsubishi Triton và Toyota Hilux

0
0

 - Không cạnh tranh nổi với Ford Ranger ở "thượng tầng" của phân khúc bán tải, Toyota Hilux 2024 vừa ra mắt và cả những cái tên như Isuzu D-max, Mitsubishi Triton đang tìm "đường ngách" mong giữ lại thị phần cho mình. Và một trong những lối thoát đó đã tạo ra một cạnh tranh "quyết liệt" ở các phiên bản tiêu chuẩn với giá bán thấp nhất và trang thiết bị thuộc dạng vừa đủ...

Phân khúc xe bán tải vốn là sân chơi của Ford Ranger với doanh số áp đảo tất cả các đối thủ trong nhiều năm trở lại đây, nhưng Toyota Hilux vừa được bổ sung phiên bản mới đang mong muốn tạo lại "chút xíu" cân bằng trong cuộc cạnh tranh phân khúc bán tải hạng trung tại Việt Nam.

Vậy ở phiên bản tiêu chuẩn với giá bán khoảng 670 triệu đồng, những cái tên như Ford Ranger, Isuzu D-max, Mitsubishi Triton và Toyota Hilux sẽ có gì để phô diễn với người tiêu dùng Việt Nam?

4 mẫu xe bán tải đang cạnh tranh tại Việt Nam: Ford Ranger, Isuzu D-Max, Mitsubishi Triton và Toyota Hilux. TGPT

Ford rõ ràng là không có đối thủ ở phân khúc bán tải khi mà Ranger là mẫu xe duy nhất được lắp ráp trong nước, điều này khiến các đối thủ Isuzu D-max, Mitsubishi Triton và Toyota Hilux không thể cạnh tranh được về sự phong phú của dải sản phẩm và đi kèm với đó là biên độ giá bán rộng, đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng.

Tuy nhiên cho dù chiếm tới hơn 85% phân khúc bán tải (*) nhưng điều này không có nghĩa các đối thủ không còn đường để cạnh tranh với Ranger - Ít nhất ở phân bản Tiêu chuẩn, với giá bán tầm 670 triệu đồng.

Hầu hết các mẫu xe này đều được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, duy nhất Ford Ranger XL 2.0L 4x4 MT được lắp ráp trong nước nhưng lại có giá bán đắt nhất, thậm chí tương đương với Toyota Hilux nhập khẩu.

Tiếp đến, Ford Ranger và Toyota Hilux 2.4 hơn hẳn hai đối thủ Triton và D-max nhờ hệ thống dẫn động 4x4 nhưng chỉ với khác biệt 20 triệu đồng - một mức chi phí mà người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra để sở hữu một trang bị đảm bảo cho vận hành tốt hơn.

Trang bị ngoại thất của các mẫu xe bán tải giá thấp nhất khá cơ bản. TGPT

Về kích thước, các mẫu xe này khá tương đồng nhau về tổng thể, chênh lệch không quá lớn kể và về thùng sau. Chiều dài cơ sở của Ford Ranger vượt trội trong khi Triton ngắn nhất cùng với khoảng sáng gầm cũng thấp nhất nhưng cũng có lợi thế ở bán kính vòng quay tối thiểu và trọng lượng nhỏ.

Hệ thống treo trên các phiên bản thấp nhất này hầu hết đều tương đồng; với phía trước dạng tay đòn kép và phía sau dạng phụ thuộc với nhíp lá và trong khi hầu hết các đối thủ đều dùng vành đường kính 17 inch thì Ford Ranger lại chỉ có kích thước 16 inch.

Hệ thống truyền động trên các mẫu xe này đều có điểm chung là việc sử dụng hệ thống tăng áp với máy dầu (turbodiesel), nhưng sức mạnh khác nhau rất nhiều. Trong đó, Mitsubishi Triton có dung tích lớn nhất cho công suất và mô-men xoắn lớn nhất, và có sự kết hợp với hộp số tự động 6 cấp.

Trong khi đó, phiên bản thấp nhất của Isuzu D-Max có yếu nhất do động cơ nhỏ nhất và cùng hộp số sàn 6 cấp kém thu hút khi so sánh với các đối thủ khác. Đồng thời, cả 2 mẫu xe của Isuzu và Mitsubishi đều thiếu đi những tính năng khác hỗ trợ nên sẽ mang lại cảm giác của một mẫu xe du lịch với thùng hàng phía sau, không phải một bán tải có khả năng vượt địa hình mạnh mẽ.

Ford Ranger XL và Toyota Hilux 2.4L 4x4 MT lại có sự tương đồng về trang bị; cùng sử dụng hộp số sàn 6 cấp kết hợp hệ dẫn động 4 bánh, tính năng gài cầu điện tử và khóa vi sai cầu sau. Tuy nhiên mẫu xe bán tải của Mỹ sở hữu trợ lực lái điện và có sức mạnh động cơ lơn hơn, cho dù dung tích xylanh thấp hơn.

Về trang bị ngoại thất, dường như các mẫu xe này có nhiều điểm chung ở phần đèn với công nghệ chiếu Halogen giá rẻ được áp dụng rất nhiều, một số đèn được lược bỏ hoặc tích hợp với cụm đèn trước. Tuy nhiên, Isuzu D-Max Prestige 1.9 4x2 MT gây bất ngờ với đèn pha trước và đèn chạy ban ngày đều dạng LED, phiên bản thấp nhất của Mitsubishi Triton cũng sở hữu trang bị đèn sương mù duy nhất trong 4 mẫu. Toyota Hilux mới đã được cấp nhật ăng ten vây cá mang tính thẩm mỹ cao hơn so với các đối thủ.

Không gian nội thất của Ford Ranger vẫn có nhiều trang bị hiện đại hơn các đối thủ. TGPT

Khoang nội thất của 4 mẫu xe này đều có những trang bị thuộc dạng cơ bản phù hợp với chi phí và giá bán. Điểm chung là các xe đều sử dụng bọc ghế vải nỉ, ghế lái đều chỉnh cơ, vô lăng nhựa, cùng với đó là hệ thống âm thanh 4 loa với các kết nối cơ bản và điều hòa chỉnh cơ.

Tuy nhiên, Ford Ranger XL gây ấn tượng với cụm đồng hồ LCD toàn bộ với kích thước 8 inch, cùng với màn hình giải trí cảm ứng 10 inch cỡ lơn với kết nối Apple CarPlay và Android Auto, cửa kính 1 chạm cho 2 ghế trước, gương chiếu hậu bên trong có thể chuyển qua 2 chế độ ngày/đêm. Tượng tự, Toyota Hilux 2.4L 4x4 MT cũng có một số tính năng đặc sắc, đáng chú ý nhất là cửa gió cho hàng ghế sau và gương chiếu hậu 2 chế độ.

Bất ngờ nhất có lẽ là các tính năng an toàn, điều mà Isuzu D-Max tập trung rất nhiều trong phân khúc giá rẻ với đa dạng các tính năng hỗ trợ chủ động. Toyota Hilux được trang bị khá nhiều, đặc biệt ở 7 túi khí với bổ sung 1 túi khí đầu gối người lái, cùng một số tính năng an toàn khác.

Ford Ranger XL và Mitsubishi Triton 4x2 AT MIVEC lại sở hữu khá ít trang bị về an toàn, thậm chí cũng chỉ ở mức cơ bản nhất, thiết đi nhiều tính năng hỗ trợ chủ động. Dường như hai mẫu xe này đã tập trung hầu hết cho các trang bị về cụm động cơ cũng như tiện ích.

Mỗi mẫu bán tải lại mang đến những ưu điểm khác nhau và doanh số đã chứng minh nhu cầu của người tiêu dùng dành cho phân khúc này, đặc biệt là đối với các phiên bản giá rẻ nhất. Ford Ranger XL đặc biệt có lợi thế về hệ thống truyền động và trang bị tiện ích nội thất dù yếu kém về lượng trang bị an toàn nhưng vẫn là lựa chọn đủ cho khách hàng.

Trong khi đó, Toyota Hilux mới vừa ra mắt thị trường có một số điểm nhấn nhưng chưa thực sự vượt trội so với đối thủ, đặc biệt với giá bán gần như tương đồng. Đối với Isuzu D-Max Prestige 1.9 4x2 MT lại có nhiều trang bị an toàn nhưng khá đuối ở các mặt khác, tương tự với Mitsubishi Triton không nổi trội ở mặt nào, nên vẫn có ít người dùng lựa chọn cho đến hiện tại.

(*) Thống kê của VAMA, hết tháng 4/2024, Ranger bán được 4.824 xe trong tổng số 5.509 xe của cả phân khúc.

Hoàng Nguyễn
Theo Thế Giới Phương Tiện

 


Ý kiến bạn đọc


Người VNPT tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

(VnMedia) - Tháng 7 hàng năm luôn là dịp để mỗi đoàn viên, người lao động VNPT thể hiện truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn", lòng biết ơn sâu sắc đến các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập của đất nước.

Giả danh Công an, gọi điện thoại hù dọa để chiếm đoạt tài sản

(VnMedia) - Do mất cảnh giác nên chị Nông Thị L. (sinh năm 2000, ngụ huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) đã bị nhóm đối tượng xấu giả danh Công an, gọi điện thoại hù dọa và buộc chị phải chuyển số tiền hơn 29 triệu đồng qua tài khoản ngân hàng cho chúng để phục vụ “điều tra”.

Lo ngại toàn cầu gia tăng về việc sử dụng AI trong sản xuất tin tức và thông tin sai lệch

(VnMedia) - Mối lo ngại toàn cầu về việc sử dụng AI trong sản xuất tin tức và thông tin sai lệch đang gia tăng, một báo cáo do Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters công bố cho thấy. Thực tế này đặt ra những thách thức mới cho các hãng tin đang gặp khó khăn trong việc thu hút khán giả.

Cảnh báo chiêu trò quảng cáo “hỗ trợ thu hồi, lấy lại tiền bị lừa đảo”

(VnMedia) - Đánh vào tâm lý những người từng bị lừa đảo mong muốn lấy lại số tiền đã mất, thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tài khoản quảng cáo hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng. Tuy nhiên, cơ quan công an cho biết đây thực chất đây tiếp tục là chiêu trò lừa đảo để chiếm đoạt tiền của các nạn nhân.

Xuất nhập khẩu Việt Nam đang tăng cao

(VnMedia) - Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 5 tháng/2024 đạt 303,94 tỷ USD, tăng 16%, tương ứng tăng 42 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.