- Phát hiện ra chiếc xe có dấu hiêu đi ra ngoài làn đường, hệ thống cảnh báo chệch làn (Lane Departure Alert - LDA) sẽ kích hoạt, cảnh báo người lái bằng âm thanh và hình ảnh trên táp-lô, tiếp theo đó hệ thống hỗ trợ giữ làn đường sẽ làm việc, đánh lái đưa chiếc xe về chính giữa làn…
Tuy nhiên, khi đã vào trong làn đường, khả năng lấy đúng hướng lái của hệ thống không thể nào bằng cách xử lý của con người nên đã xảy ra hiện tượng trả lái muộn, khiến chiếc xe đi tiếp sang tiếp vạch làn đường phía đối diện, vì vậy một lần nữa hệ thống hỗ trợ giữ làn đường (Lane Tracing Assist - LTA) lại hoạt động để hướng được chiếc xe trở lại chính giữa làn đường. Và điều này khiến khiến chiếc xe liên tục đảo từ vạch làn đường từ bên này sang bên kia như một người say rượu đang lái xe, không thể đi thẳng.
Đây là một mình chứng vì sao hệ thống hỗ trợ đánh lái của các tính năng an toàn tự động chưa thể đạt tới khả năng điều khiển xe; cả về thời gian và lẫn sự chính xác khi đánh lái, và điều này xảy ra không chỉ trên hệ thống Toyota Safety Sense mà hầu hết trên tất cả các hệ thống hỗ trợ lái chủ động mà các thương hiệu xe khác đang phát triển.
Toyota Safety Sense tự đánh lái
Đáng quan tâm, trong trường hợp nếu như người lái không chủ động bật xy-nhan báo chuyển làn (để hệ thống nhận biết), sẽ xảy ra một “cuộc chiến” giành giật tay lái giữa người điều khiển xe và hệ thống; người lái thì muốn chuyển (sang) làn đường khác, trong khi hệ thống xác định xe đang bị “lạc” nên tìm cách nắn lại hướng đi.
Và cho dù việc “giành giật” quyền điều khiển tay lái giữa người và xe có lực tác động không lớn nhưng rõ ràng cũng đủ khiến những người lần đầu tiên biết đến tính năng này có sự bất ngờ, mất tập trung khi lái xe. Tuy nhiên điều này hoàn toàn được khắc phục nếu như bạn thực hiện đúng luật – Bật đèn báo rẽ khi chuyển làn.
Chính vì vậy, hãy nhớ rằng để lái xe an toàn thì điều kiện tiên quyết phải là Con Người chứ không có bất cứ một hệ thống hỗ trợ, dù cao cấp đến đâu chăng nữa, mà có thể thay thế được.
Nguyễn Chí