Cảnh báo hiện tượng lập trang báo giả tung tin thất thiệt

0
0

 - Gần đây, dư luận, người tiêu dùng hoang mang trước những thông tin thất thiệt về các sản phẩm của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam. Trong 2 phiên liên tiếp, cổ phiếu Vinamilk đã mất tới hơn 5.000 tỷ đồng. Điều này làm dấy lên lo ngại: Nếu cơ quan chức năng không kiên quyết xử lý, bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ trở thành nạn nhân của tin giả, của những chiêu trò truyền thông bất lương.

Tin giả kết hợp trang báo giả

Nhìn lại “cơn bão” tin thất thiệt tấn công vào Vinamilk vừa qua có thể hình dung ra “kịch bản” quen thuộc như sau: bắt đầu từ một số facebooker có lượt theo dõi lớn tung các thông tin mập mờ, quy chụp, không chứng cứ đã ngay lập tức, dẫn dắt hàng loạt người trên không gian mạng. Kèm theo đó là một “ma trận” thông tin sai sự thật, mạt sát, lên án Vinamlik.

Nghiêm trọng hơn, nhiều người sử dụng facebook còn trực tiếp sử dụng, đăng tải thông tin trang web 8saigon.com. Trang tin này đã liên tục đăng tải nhiều bài viết vu khống, sai sự thật về các sản phẩm cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinamilk  gây hoang mang dư luận và người tiêu dung.

 Được biết, 8saigon.com là trang web được thành lập dưới dạng trang Thông tin điện tử tổng hợp nhưng không thuộc một pháp nhân, tổ chức nào, không có địa chỉ, trụ sở, số điện thoại liên hệ. Tuy nhiên, trang web này lại được các đối tượng vân hành, đăng tải bài viết như một cơ quan báo chí. Trong một số bài viết, các đối tượng còn ngang nhiên sử dụng cụm từ “phóng viên 8saigon,com”.

Đây là hành vi vi phạm pháp luật mới vô cùng nguy hiểm. Cụ thể là việc cố tình, lập trang web để hoạt động báo chí trái phép nhằm tấn công, phá hoại nền kinh doanh sản xuất tại Việt Nam cũng như gây hoang mang dư luận và người tiêu dùng.

Trang báo giả 8saigon.com tung tin thất thiệt

Cần xử lý nghiêm

Theo nhà báo Đoàn Kiên Giang, tình trạng những kẻ bất lương “đánh” vào các ngành nông nghiệp, thực phẩm, gây sợ hãi cho người tiêu dùng qua báo chí đã khởi phát từ 15 năm trước, với cách thức bị gọi là “truyền thông bất lương” và thành “mốt” sau này với sự phát triển của mạng xã hội.

Tháng 7/2005, các tờ báo đăng tin một tổ chức ở Bỉ cáo buộc nước tương Chin-su chứa 3-MCPD, sau đó là chiến dịch truyền thông rầm rộ về nguy cơ chất này gây ung thư. Tháng 10/2016, Hội Bảo vệ Người tiêu dùng, một cách “tự phát” đã mang cả trăm mẫu mắm đi kiểm nghiệm. Kết quả là nước mắm truyền thống có chỉ số asen vượt ngưỡng. Tuy nhiên, chuyện asen trong mắm truyền thống là asen hữu cơ, vô hại bị lờ đi. Truyền thông lại rầm rộ thạch tín - asen độc hại, chết người,... Hàng loạt nhãn nước mắm truyền thống Việt bị đẩy ra trước vực thẳm. Cuối năm 2012, hàng ngàn người trồng chuối ở Quảng Ngãi lâm vào cảnh khốn đốn khi đặc sản chuối ở đây bị tẩy chay vì nghi ngờ có chất gây ung thư, phải đem cho bò ăn hoặc để thối ngoài vườn.

Thông cáo của vinamilk

Tại Việt Nam, trong khoảng 2 năm qua đã có hàng loạt tin giả được tung lên không gian mạng, gây xôn xao dư luận, như vụ máy bay rơi, trẻ em nhập viện vì thịt lợn chứa chất an thần, thổi phồng về dịch tả lợn châu Phi, tin giả về bệnh sán lợn,… khiến dư luận hoang mang, bức xúc.

Nhưng không thể cứ chỉ là hoang mang, bức xúc, hoảng loạn. Không thể để mãi tái diễn tình trạng có những doanh nghiệp chỉ trong phút chốc bỗng bị bốc hơi cả ngàn tỷ trên thị trường chứng khoán chỉ vì những tin đồn thất thiệt…

Mạng xã hội càng phát triển mạnh, những thông tin thất thiệt, xấu độc càng có thêm không gian để phát triển và gây hệ lụy ngày càng lớn.

Thế nên, vấn đề quan trọng, bức thiết nhất lúc này là phải hành động, phải có biện pháp quyết liệt với vấn nạn này.

PGS.TS, Đại tá Đỗ Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) phân tích: Việt Nam đã có hành lang pháp lý cho hành vi phát tán tin giả, được quy định trong luật An ninh mạng và Bộ Luật Hình sự. Cụ thể, hành vi phát tán tin tức giả sẽ bị phạt hành chính nặng nhẹ tùy theo mức độ. Trong trường hợp có dấu hiệu cấu thành tội phạm, người tung tin có thể bị truy cứu hình sự và phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về tội vu khống.

Khoản 3, Điều 16, Luật an ninh mạng 2018 cũng nêu rõ: “Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”. Còn Khoản 3, Điều 66, Nghị định 174/2013/NĐ-CP thì xác định hành vi hoạt động, sử dụng tin giả: “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.

K.Nhung

 

Tuấn Nguyễn

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.