Những ngôi làng giữa phố- điểm nhấn cho du khách thăm quan

08:31, 07/09/2017
|
(VnMedia)-  Giữa đô thị hiện đại vẫn tồn tại những ngôi làng với kiến trúc xưa cũ là một trong những điểm nhấn ấn tượng với du khách. Mời bạn qua thăm một số ngôi làng như thế ở Hà Nội nhé!
 
Nằm cách Hà Nội hơn 50km, Làng Cổ Đường Lâm thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, Hà Nội là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội. Đây là ngôi làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia năm 2006. Với những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có thể nói làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật khiến cho nơi đây trở thành một điểm nhấn du lịch của Hà Nội. Ngoài ra, đây còn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi duy nhất “một ấp hai vua” – nơi sinh của vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền nên nơi đây còn gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa Nho học khiến du khách ai cũng một lần muốn ghé qua.
Nằm cách Hà Nội hơn 50km, Làng Cổ Đường Lâm thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, Hà Nội là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội. Đây là ngôi làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia năm 2006. Với những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có thể nói làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật khiến cho nơi đây trở thành một điểm nhấn du lịch của Hà Nội. Ngoài ra, đây còn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi duy nhất “một ấp hai vua” – nơi sinh của vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền nên nơi đây còn gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa Nho học khiến du khách ai cũng một lần muốn ghé qua.
 Ngày nay, làng cổ Đường Lâm vẫn còn giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, điếm canh, giếng nước, ruộng, gò, đồi, miếu, chùa…
Ngày nay, làng cổ Đường Lâm vẫn còn giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, điếm canh, giếng nước, ruộng, gò, đồi, miếu, chùa…
Cổng làng cổ nằm ở làng Mông Phụ, quay về hướng Đông Nam, là một ngôi nhà hai mái nằm ngay trên đường vào làng, bên cạnh là cây đa hơn 300 tuổi, bến nước, ao sen… tạo ra một cảnh quan nguyên vẹn hiếm có tính đến thời điểm hiện nay.
Cổng làng cổ nằm ở làng Mông Phụ, quay về hướng Đông Nam, là một ngôi nhà hai mái nằm ngay trên đường vào làng, bên cạnh là cây đa hơn 300 tuổi, bến nước, ao sen… tạo ra một cảnh quan nguyên vẹn hiếm có tính đến thời điểm hiện nay.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, là một trong những làng cổ truyền thống từ xa xưa. Nhiều ngôi nhà vẫn giữ được lối kiến trúc kiểu Pháp cách đây hơn 100 năm. Làng Cự Đà nằm bên bờ sông Nhuệ thơ mộng, mang đậm dấu ấn của một vùng thôn quê Việt Nam với những cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, bến nước, bờ ao, giếng làng.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, là một trong những làng cổ truyền thống từ xa xưa. Nhiều ngôi nhà vẫn giữ được lối kiến trúc kiểu Pháp cách đây hơn 100 năm. Làng Cự Đà nằm bên bờ sông Nhuệ thơ mộng, mang đậm dấu ấn của một vùng thôn quê Việt Nam với những cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, bến nước, bờ ao, giếng làng.
Đây là một trong 3 ngôi làng cổ ở ngoại thành thủ đô Hà Nội. Đây là làng nghề làm miến truyền thống lâu đời. Nếu Đường Lâm là làng Việt cổ điển hình của vùng trung du, thì Cự Đà lại là ngôi làng mang những đặc trưng cơ bản nhất của làng cổ ven sông.
Đây là một trong 3 ngôi làng cổ ở ngoại thành thủ đô Hà Nội. Đây là làng nghề làm miến truyền thống lâu đời. Nếu Đường Lâm là làng Việt cổ điển hình của vùng trung du, thì Cự Đà lại là ngôi làng mang những đặc trưng cơ bản nhất của làng cổ ven sông.
Làng gốm Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 14km, giao thông đi lại thuận tiện, trong những ngày nghỉ cuối tuần nếu các bạn chưa biết đi đâu hãy đến đây một lần để thử cảm giác tự mình làm ra những sản phẩm gốm sứ yêu thích cũng như cùng tìm hiểu về những điều thú vị về làng gốm cổ Bát Tràng.
Làng gốm Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 14km, giao thông đi lại thuận tiện, trong những ngày nghỉ cuối tuần nếu các bạn chưa biết đi đâu hãy đến đây một lần để thử cảm giác tự mình làm ra những sản phẩm gốm sứ yêu thích cũng như cùng tìm hiểu về những điều thú vị về làng gốm cổ Bát Tràng.
Khi đến đây, bạn nên đi bằng phương tiện công cộng, xe buýt đỗ ngay gần chợ gốm Bát Tràng, các bạn không phải mất công đi lại nhiều. Nếu đi bằng phương tiện tự túc, các bạn nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bằng lái… đối với xe máy nên chú ý mũ bảo hiểm, gương chiếu hậu. Đến Bát Tràng, các bạn có thể ngồi trên xe trâu để đi tham quan toàn bộ làng nghề. Mỗi xe trâu chở được khoảng 10 người, chi phí khoảng 200.000 đồng/xe.
Khi đến đây, bạn nên đi bằng phương tiện công cộng, xe buýt đỗ ngay gần chợ gốm Bát Tràng, các bạn không phải mất công đi lại nhiều. Nếu đi bằng phương tiện tự túc, các bạn nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bằng lái… đối với xe máy nên chú ý mũ bảo hiểm, gương chiếu hậu. Đến Bát Tràng, các bạn có thể ngồi trên xe trâu để đi tham quan toàn bộ làng nghề. Mỗi xe trâu chở được khoảng 10 người, chi phí khoảng 200.000 đồng/xe.

 Nhật Lâm (ảnh internet)


Ý kiến bạn đọc