Thêm sức mạnh hủy diệt, F-22 khiến đối thủ Mỹ "kinh sợ"

11:25, 30/03/2017
|

(VnMedia) - Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 của Không lực Mỹ sẽ được trang bị tên lửa AIM-9X mới. Trước đó, tên lửa này trước đó đã được tích hợp lên trực thăng F-15, F-16, F/A-18 từ đầu những năm 2000.

Trung tá Daniel, phi công lái tiêm kích F-22 thuộc phi đội chiến đấu 95 của Mỹ nhận định, phiên bản tên lửa AIM-9X block I Sidewinder là “bước tiến lớn trong việc phát triển dòng tên lửa trong tầm nhìn thị giác".

Việc tích hợp tên lửa hồng ngoại AIM-9X lên tiêm kích F-22 là một phần trong gói nâng cấp 3.2 cho dòng chiến đấu cơ này. F-22 có khả năng mang 8 tên lửa, gồm 2 quả Sidewinder và 6 quả Tên lửa Không đối không Tầm trung AMRAAM do Raytheon sản xuất.

 

 

 

 

 

 

Động thái này sẽ khiến chiến đấu cơ vốn khó gắn vũ khí này càng trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết trước kẻ thù bới nó được mệnh danh là chiến đấu cơ thế kỷ 21 và là “mãnh cầm” của Không lực Mỹ.

Đây là loại máy bay do Hãng Lockheed Martin của Mỹ sản xuất. Nó luôn đứng trong danh sách những loại chiến đấu cơ tối tân nhất và cũng là loại chiến đấu cơ có giá đắt nhất thế giới, lên tới 130 triệu USD/1 chiếc. Đây cũng là một trong những loại chiến đấu cơ mới nhất của Không lực Mỹ.

Dòng chiến đấu cơ được phát triển trong suốt 20 năm này bắt đầu được chuyển giao cho không quân Mỹ từ năm 2004. Sau đó, tới ngày 15/12/2005, không quân Mỹ mới chính thức tuyên bố F-22 đã sẵn sàng cho các nhiệm vụ tác chiến.

F-22 cũng là thứ vũ khí đáng gờm đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đối đầu với Mỹ.

F-22 Raptor của Mỹ là sự tổng hợp của hàng loạt tính năng ưu việt như công nghệ tàng hình, hệ thống điều khiển tự động, đa năng, đạt tốc độ siêu âm mà không đốt nhiên liệu phụ.

Raptor F-22 được chế tạo với mục đích ban đầu là áp đảo Không quân Liên Xô, được trang bị các phương tiện tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và trinh sát vô tuyến.

F-22 dài 18,9m, sải cánh 13,6m, cao 5,10m, trọng lượng rỗng 19,7 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 38 tấn. Máy bay trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt đẩy có buồng đốt phụ Pratt & Whitney F119-PW-100 tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt, cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 2 (tương đương chừng 2.400km/h), bán kính tác chiến 759km (mang đủ vũ khí).

F-22 được trang bị hệ thống ra-đa tối tân nhất.

Máy bay được trang bị hệ thống radar mạng pha cực mạnh AN/APG-77 có tầm trinh sát 200-250km. Đặc biệt, với loại radar này, F-22 có thể hoạt động như hệ thống chỉ huy và cảnh giới đường không (AWACS) mini - nghĩa là, F-22 xác định rõ các mục tiêu để cùng tham chiến với những chiếc F-15 và F-16, và thậm chí xác định được việc hai máy bay đồng minh đang cùng dự định tấn công một mục tiêu, nhờ thế cho phép cảnh báo chúng lựa chọn một mục tiêu khác.

Radar AN/APG-77 của F-22 được hai công ty Northrop Grumman và Raytheon sản xuất. Mỗi radar này chứa 2.000 thiết bị truyền dẫn tín hiệu, cho phép phát sóng với tần số thay đổi trên một dải băng thông rộng, giúp F-22 tránh được viE1c bị phát hiện bởi những dàn radar thụ động của đối phương.

Thiết bị thông tin liên lạc và định vị trên F-22 có tên TRW CNI được Boeing sản xuất có nhiệm vụ liên lạc trong suốt hành trình, chia sẻ mục tiêu trong những nhiệm vụ phối hợp và nhận biết bạn - thù. Ngoài ra, F-22 còn trang bị thiết bị dẫn đường bằng laser LTN-100G và hệ thống GPS cùng cảm biến hạ cánh sản xuất bởi Northrop Grumman.

Bên cạnh đó, lực đẩy tối đa của động cơ có thể cho phép máy bay hoạt động với tốc độ tối đa lên tới hơn 3000 km/giờ khi bay ở chế độ siêu tốc và không mang vũ khí.

Chiến đấu cơ "tàng hình" đỉnh cao

F-22 Raptor cũng là loại chiến đấu cơ có khả năng tàng hình cực cao với kỹ thuật tàng hình thế hệ thứ 4, khiến ngay cả hệ thống ra-đa hiện đại nhất thế giới cũng khó phát hiện ra nó.

Vỏ của chiến đấu cơ F-22 được chế tạo từ 39% ti tan, 24% composite, 16% nhôm và 1% chất dẻo nhiệt theo khối lượng. Titan được sử dụng với khối lượng lớn để chịu lực và chịu nhiệt cho các chi tiết trọng yếu . Sợi composite các bon được sử dụng để bao bọc khung thân, cửa hút khí, cánh máy bay giúp gia tăng khả năng tàng hình.

Buồng lái F-22 được thiết kế hiện đại với những màn hình LCD 6 màu, điều khiển bằng hệ thống điện tử Kaiser, có khả năng hiển thị các mục tiêu trên không cũng như trên mặt đất. Ngoài ra, các mối nguy hiểm cùng với dữ liệu tìm kiếm mục tiêu hiển thị trên hai màn hình LCD khác.

Hệ thống hiển thị hình ảnh trên mũ bay phi công (HUD) sẽ cung cấp các thông số như tình trạng mục tiêu, tình trạng vũ khí và giúp phi công ngắm bắn. Các thông số hiển thị trên HUD sẽ được một camera ghi lại để phân tích sau trận chiến.

F-22 được trang bị một khẩu pháo 6 nòng M61A2 phía bên cánh phải, ngay phía trên cửa lấy khí. F-22 có ba khoang vũ khí có thể đóng mở được nằm trong thân: một khoang lớn phía dưới thân và hai khoang nhỏ phía bên cạnh cửa hút gió. Ngoài ra nó cũng có bốn mấu cứng ở cánh, thường chỉ để gắn thùng dầu phụ trong những phi vụ bay tuần tiễu, tuy nhiên cũng có thể gắn hoả tiển, điều này sẽ làm giảm khả năng tàng hình rất nhiều.

Vũ khí mang theo của F-22 có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ. Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 hoả tiển AIM-120C AMRAAM tầm xa (tầm bắn 90 km) và hai hoả tiển AIM-9 Sidewinder ở hai khoang cạnh thân.

Để tấn công mặt đất, bốn hoả tiển AIM-120C ở khoảng giữa thân sẽ được thay bằng hai bom thông minh GBU-32 JDAM loại 204 kg ( hoặc bỏ cả 6 AMRAAM để thay bằng hai bom GBU-30 JDAM loại 454 kg), Trong nhiệm vụ tuần tiễu, F-22 chỉ mang theo bốn thùng dầu phụ và 8 hoả tiển tầm ngắn AIM-9.

Với những tính năng vượt trội như vậy, F-22 Raptor xứng đáng với biệt danh “Chiến đấu cơ thể kỷ 21 của Mỹ” và là loại chiến đấu cơ hàng đầu thế giới.

Đan Khanh (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc