Ai không nên bơi?

06:04, 30/04/2015
|

(VnMedia) - Bơi lội là môn thể thao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ một số người tuyệt đối không nên bơi. Vậy những ai không nên bơi?


Ảnh minh họa

Những người bị bệnh hen suyễn, cảm cúm, dị ứng da không nên bơi. Ảnh minh họa.

- Người mắc bệnh hen suyễn: Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, n ếu bạn bị mắc bệnh hen suyễn thì không nên đi bơi. Lý do, khi bơi người bệnh hen suyễn sẽ phải tiếp xúc với nguồn nước lạnh. Do đó, người bệnh rất dễ bị lên cơn khò khè, khó thở, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.

- Người mắc bệnh hô hấp: Những người mắc các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn khi đi bơi sẽ  làm cho bệnh trầm trọng hơn.

- Người mắc bệnh cúm: Những người đang bị cảm cúm cũng không nên đi bơi vì người đang bị cúm đi bơi sẽ phải tiếp xúc với nước sẽ làm cho bệnh có nguy cơ nặng thêm.

- Người bị viêm da dị ứng: Hoá chất được pha trong nguồn nước của hồ bơi gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.

- Người bệnh tăng huyết áp: Theo các bác sĩ chuyên khoa về tim mạch, n hững người bệnh tăng huyết áp khi bơi, nước lạnh sẽ có thể làm co mạch ngoại vi đột ngột  và gây tăng huyết áp.

- Người bị bệnh tim mạch:
Người bị bệnh tim mạch khi đi bơi cần có sự chỉ định và giám sát chặt của người có chuyên môn.

- Phụ nữ trong ngày "đèn đỏ": Trong ngày "đèn đỏ" nếu chị em phụ nữ bơi nội sẽ dễ bị vi khuẩn tới vào âm đạo.

Phụ nữ đang bị viêm âm đạo: Việc ngâm mình trong nước trong thời gian dài không chỉ tạo điều kiện cho các vi khuẩn thâm nhập vùng kín mà còn khiến độ pH bên trong âm đạo bị thay đổi.

Lưu ý khi bơi

Mắt:
Sau khi bơi, mắt thường có thể bị ngứa, đỏ. Đây chính là biểu hiện của viêm kết mạc, phần lớn thường do vi khuẩn gây ra. Trước và sau khi bơi nên nhỏ vài giọt thuốc mắt để chống viêm.

Mũi: Bể bơi chứa rất nhiều nguồn phát dị ứng gây bệnh viêm mũi. Sau khi bơi, nên dùng nước muối rửa mũi để giảm các kích thích từ nước hồ bơi lên niêm mạc mũi.

Miệng: Kể cả hồ bơi đã qua thanh lọc cũng không thể diệt hết 100% vi khuẩn. Vi khuẩn có thể thông qua khoang miệng, xâm nhập vào hệ hô hấp, hệ tiêu hoá gây viêm nhiễm. Sau khi bơi, ngay lập tức nên dùng nước sạch hoặc nước súc miệng để súc miệng nhằm kịp thời loại bỏ các vi khuẩn còn đang “lưu lại” trên bề mặt khoang miệng, tránh không để các vi khuẩn này xâm nhập sâu hơn, gây viêm nhiễm. 

Những việc nên và không nên làm khi bơi

- Nên đi bơi ít nhất 1 tuần 3 lần, mỗi lần ít nhất 1 giờ  hoặc 500m/lần
- Phải dùng mũ bơi và kính bơi để bảo vệ tóc và mắt
- Nên bơi kèm 1 môn thể thao khác để tăng hiệu suất bơi như: Yoga, Aerobic, chạy bộ, gym, tennis...
- Không nên bơi liên tục 3h/lần hay để nước tràn vào mũi quá nhiều lần
- Không nên bơi khi đang bị cảm cúm/đang ốm

Tuyệt đối không bơi khi :

- Không khởi động hoặc khởi động sơ sài
- Bụng đói hoặc no
- Vừa hút thuốc/uống rượu
- Sau khi vận động quá sức


Minh Hải

Ý kiến bạn đọc