Cách đơn giản xử trí khi trẻ bị bỏng?

12:36, 09/06/2014
|

(VnMedia) - Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ, số lượng bệnh nhi phải cấp cứu, điều trị, thậm chí tử vong do bỏng ngày càng tăng, nhất là vào mùa hè.

Thống kê tại các cơ sở y tế cho thấy, trong các nguyên nhân gây bỏng như bỏng lửa, nước sôi, điện, hóa chất… thì bỏng nước sôi và bỏng lửa chiếm tỷ lệ cao nhất.

Ảnh minh họa

Mùa hè, trẻ rất dễ bị bỏng. Ảnh minh họa.

Những tác nhân gây bỏng trẻ em

3/4 trường hợp là do
+ Nước sôi                                     
 - Phích nước nóng
 - ấm nước nóng
 - Nồi cơm điện
 - Chậu nước nóng
+ Thức ăn nóng
- Canh nóng
- Cháo nóng
+ Bình tắm nóng lạnh

1/4  trường hợp là do
+ Lửa
- Bếp than nóng
- Đèn dầu để bắt muỗi hoặc bài
- Nến, diêm, pháo
+ Vôi
+ Điện
-Trèo bắt tổ chim, gỡ diều ở dây điện
- Nghịch đồ điện đang có dòng điện

Bỏng thường được chia làm 3 cấp độ khác nhau:


Bỏng độ 1: Bỏng độ 1 là vết bỏng đỏ nhẹ ở lớp trên cùng của da, như rám nắng nhẹ. Da bị bỏng có thể đau, sưng nhẹ. Bỏng có thể khiến bệnh nhân sốt nhẹ. Bỏng độ 1 thường chữa khỏi tại nhà trong 3 – 5 ngày, thường không gây ra phỏng rộp và sẹo.
 
Bỏng độ 2: Bỏng độ 2 gây tổn thương da do nhiệt, phóng xạ, hoá chất, điện, ma sát. Bỏng này còn gọi là bỏng dày khu trú. Có 2 dạng bỏng độ 2 được xác định bởi độ sâu của bỏng.
 
Bỏng dày khu trú ở bề mặt gây tổn thương lớp da thứ nhất và thứ 2 và thường gây ra do nước nóng hoặc vật nóng. Da xung quanh vết bỏng trắng khi ấnrồi trở lại đỏ. Vết bỏng ẩm, đau với vết phỏng rộp và sưng kéo dài ít nhất 48 h.
 
Bỏng dày sâu: gây tổn thương ở lớp sâu của da, là những vùng trắng xen lẫn đỏ. Chúng thường do tiếp xúc với dầu, mỡ, nước súp, chất lỏng của lò vi sóng nóng. Loại bỏng này không đau, gây nhạy cảm với áp lực. Da lốm đốm, còn trắng khi ấn, có thể xuất hiện giống sáp ở một số khu vực, thường khô, ẩm nhẹ. Khả năng nhiễm trùng thường liên quan đến bỏng loại này.
 
Phải mất vài ngày trước khi các triệu chứng hình thành và trở nên rõ ràng khi vết bỏng ở ngoài da hoặc sâu. Xử lý bỏng độ 2 đa dạng phụ thuộc vào kích thước, độ sâu, tuổi và sức khỏe người bệnh nói chung. Với tất cả các loại bỏng, việc theo dõi, xử lý nhiễm trùng rất quan trọng . Bỏng độ 2 có thể loại bỏ sẹo sau khi chữa khỏi.
 
Bỏng độ 3: Bỏng nặng nhất gây đau, liên quan đến tất cả các lớp của da. Lớp mỡ, cơ, thậm chí xương có thể bị ảnh hưởng. Các khu vực có thể chấm hồng đen, xuất hiện khô và trắng. Khó hít vào và thở ra, CO gây độc và một số tác động độc khác có thể xảy ra nếu khói hít vào kèm theo bỏng.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nhỏ bị tai nạn bỏng?

Nếu gặp phải bỏng ở trẻ nhỏ, điều trước tiên người chăm sóc phải làm là chặn đứng nguyên nhân gây ra bỏng càng sớm càng tốt.

- Loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có tác nhân
- Cởi bỏ ngay quần áo. Ngâm nhay phần bị bỏng vào trong nước sạch, mát hoặc dưới vòi nước đang chảy (nhiệt độ nước khoảng 15 - 20  độ C là tốt nhất. Thời gian khoảng 15 - 20 phút). Nếu bỏng hoá chất như vôi tôi nóng thì thời gian khoảng 20 - 30. Việc này có tác dụng giảm độ sâu bỏng, giảm đau, giảm phù nề.
-  Không bôi bất cứ thuốc hoặc hoá chất nào lên vết bỏng. Giữ vết bỏng sạch, sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn.
- Nếu là trẻ nhỏ thì cho bú hoặc nước đường có pha chút nuối ăn hoặc dung dịch Oresol. Theo dõi trẻ, không được để thức ăn ùn tắc họng. Phải bế đầu cao, nghiêng về một bên, tránh thức ăn trào ngược vào khí quản.
- Tìm mọi cách đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất (khi trẻ còn tỉnh táo). Tránh chuyển trẻ đi khi còn đang sốc.


Minh Hải

Ý kiến bạn đọc