Lý do bạn dễ mắc bệnh ung thư?

06:31, 19/09/2013
|

(VnMedia) - Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ y học ngày càng nâng cao, người dân ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe của bạn thân, nhưng bệnh tật thì không vì thế mà giảm đi, tỷ lệ mắc bệnh ngày một cao, đặc biệt là bệnh ung thư.

Theo nhận định của các chuyên gia, 30 năm trước, thi thoảng chúng ta mới nghe thấy có người mắc bệnh tiểu đường, cũng hiếm như bệnh ung thư. Nhưng ngày nay, xung quanh chúng ta ngay cả bệnh ung thư cũng ngày một nhiều. 30 năm trước tỷ lệ mắc bệnh tim mạch chưa đến 5% nhưng ngày nay cứ 12 giây lại có một người chết vì bệnh tim mạch.

Môi trường ô nhiễm

Công nghiệp hiện đại ngày càng phát triển, thói quen ăn uống và thói quen sinh hoạt có sự thay đổi lớn. Thống kê y học cho thấy mỗi ngày chúng ta tiếp xúc với một một nghìn loại hóa chất độc hại khác nhau. Chị em phụ nữ mỗi ngày bôi lên mặt trung bình 175 loại hóa chất, bình quân mỗi ngày hấp thu tới 200mg, chất kích thích từ thịt là 150mg,.

Thông thường chúng ta thường biết đến một người chết vì bệnh ung thư, tim mạch… hay do tai biến chứ không chú ý đến những sát thủ ẩn nấp đằng sau những căn bệnh đó mà những sát thủ này lại chính là do các thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của chúng ta gây nên, chúng luôn hiện hữu và tấn công sức khỏe của chúng ta bất cứ lúc nào.


Ảnh minh họa

Các loại rau củ quả thì dùng chất kích thích cho nhanh chín, gia cầm dùng thuốc tăng trọng.

Thựcphẩm độc hại

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta tìm thấy trong gạo có dầu máy, sáp nến, trong trứng có chất độc sudan, trong sữa có melamin, trong đậu phụ và váng đậu có Sodium formaldehyde sulfoxylate, trong xúc xích có dichlorvos, trong hải sản có focmon bảo quản tươi sống, thuốc tránh thai để vỗ béo, các loại rau củ quả thì dùng chất kích thích cho nhanh chín, gia cầm dùng thuốc tăng trọng.

Thực phẩm ô nhiễm, không khí ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm. Trong cuộc sống hiện đại, độc tố khắp nơi nên không ai có thể tránh khỏi. Dầu mỡ vượt chỉ tiêu, kim loại nặng vượt chỉ tiêu, chất axit vượt chỉ tiêu, chúng ta đều trở thành thùng rác của các sản phẩm thời đại. Độc tố trong cơ thể người khiến cho giun không còn có khả năng sinh sống. Trên thực tế, những độc tố này được tích lũy qua năm tháng, ngày một nhiều lên tạo thành những lớp độc tố cực kỳ nguy hiểm trong cơ thể, giống như mảng bám trong ấm trà, chúng bám chắc trong các bộ phận cơ thể, trong các tế bào lục phủ ngũ tạng.

Vậy trong cơ thể có tổng cộng bao nhiêu độc tố bị lắng cặn. Thực tế, mỗi chúng ta đều mang trong mình rất nhiều chất thải độc hại, tích lũy từ ngày này đến ngày khác, tháng này đến tháng khác, năm này đến năm khác, tuổi tác càng nhiều thì độc tố ngày càng tăng, độc tố ngấm vào cơ quan nội tạng, phá hủy các tế bào, ngăn cản tế bào hấp thu các chất dinh dưỡng và chặn đường thoát của các tế bào chết gây ra các hiện tượng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, kém ăn, sức đề kháng kém.

Xã hội ngày nay số người nửa ốm nửa khỏe ngày càng nhiều, trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Độc tố trong cơ thể mỗi chúng ta giống như một quả bom hẹn giờ, tích tụ đến một mức độ nhất định nó sẽ tiến triển thành bệnh. Ví dụ như quả tim của chúng ta, độc tố tích tụ trong quả tim, áp lực của tim sẽ ngày một lớn, mỗi lần đập chịu áp lực tương đương với vài lần đập. Rất nhiều người vừa mới qua tuổi 40, chính vì lý do như vậy mà mắc bệnh tim quá sớm. Độc tố này gây nguy hiểm đến chúng ta như thế nào? Khi dộc tố tích tụ tại vùng chân tay, sẽ dẫn đến chứng đau lưng, nhức chân, nhức mỏi toàn thân. Độc tố tích tụ tại da, cơ bắp, sẽ dẫn đến lở loét, viêm da, u nhọt. Độc tố có trong nội tạng sẽ dẫn đến cá bệnh nội tạng, mất cân bằng cơ thể. Độc tố có trong huyết dịch dến đến nhiễm độc máu, các bệnh tim mạch.

Gan nhiễm mỡ, gan nhiễm cồn, cao huyết áp, mỡ máu cao, xơ gan, gút, xơ cứng động mạch, tai biến, liệt nửa người, bệnh mạch vành, tim đập không đều, tức ngực, khó thở, sinh tiết tuyến vú, ung thư cổ tử cung, viêm họng, viêm phế quản mãn tính,…

Theo khuyến cáo của các chuyên gia: “Bài trừ độc tố cơ thể, làm ngay không được chậm trễ!”


Phạm Minh - (ghi)

Ý kiến bạn đọc