20% dân số Việt Nam có nguy cơ mù mắt

06:50, 27/05/2012
|

(VnMedia) - Tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị đang trở thành vấn đề thời sự, thu hút sự quan tâm của cả xã hội không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới nhất là thế hệ trẻ. Ước tính có hơn 2,5 tỷ người trên thế giới mắc tật khúc xạ, phổ biến nhất là cận thị.

Tật khúc xạ là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là với những người trẻ tuổi. Theo Tổ chức Y tế thế giới ước tính tại Việt Nam có khoảng trên 20% dân số mắc tật khúc xạ và nguyên nhân gây mù quan trọng thứ 2 cũng là tật khúc xạ, chỉ sau bệnh đục thể thủy tinh.

Theo đánh giá của bác sĩ nhãn khoa, hệ thống phẫu thuật tật khúc xạ bằng Laser Excimer Navex Quest thế hệ mới nhất của hãng NIDEK - Nhật Bản là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay đang được triển khai tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND. Trong năm 2012, Bệnh viện Mắt Quốc Tế - DND đã tiến hành tặng 40.000 thẻ khám, kính và các xuất phẫu thuật miễn phí cho các sinh viên của 65 trường Đại học Cao đẳng tại Hà Nội.  

Lasik là phương pháp dùng tia Laser Excimer điều chỉnh lại hình dạng của giác mạc để điều trị khúc xạ: cận, viễn, loạn và lão thị.  

Đây là phương pháp phẫu thuật an toàn và hiệu quả nhất trên thế giới hiện nay. Tia laser chỉ tác động trên bề mặt giác mạc, không ảnh hưởng đến các thành phần phía sau của mắt. Phương pháp này phù hợp với các đối tượng: Không muốn đeo kính gọng hoặc kính áp tròng; từ 18 tuổi trở lên bị cận, viễn và loạn thị; trên 40 tuổi bị lão thị; không mắc các bệnh lý cấp tính tại mắt; Những trường hợp dưới 18 tuổi bị bất đồng khúc xạ không đeo được kính có nguy cơ gây nhược thị sẽ được bác sĩ tư vấn và quyết định phương pháp điều trị. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ đánh giá và xem xét phương pháp Lasik có thích hợp hay không.

Số học sinh bị tật khúc xạ tăng  

Tật khúc xạ (bao gồm: cận thị, viễn thị, loạn thị) đang có chiều hướng gia tăng trong lứa tuổi học sinh ở nước ta. Chiến lược thực hiện các mục tiêu thị giác 2020 cũng cho thấy tật khúc xạ là một trong những nhóm bệnh cần ưu tiên xử trí do tỷ lệ mắc cao, có xu hướng gia tăng. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, sinh hoạt cũng như cuộc sống sau này của các em.  

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, số lượng học sinh phổ thông của nước ta hiện chiếm gần 19% số dân. Tổng hợp điều tra về tật khúc xạ (chủ yếu là cận thị) của học sinh phổ thông thì tỷ lệ mắc tương đối cao, ở Hà Nội là 24%, TP Hồ Chí Minh là 40%, Hải Phòng là 60%.  

Nguyên nhân khiến nhiều trẻ dù được gia đình mua kính đeo nhưng kính không đúng chuẩn, đúng số và mua ở các cửa hàng không bảo đảm chuyên môn, chất lượng. TS Vũ Bích Thủy khuyên: Việc khám thị lực cần phải thực hiện ở những nơi có chuyên môn. Nhất là với trẻ em, cần phải thực hiện đúng quy trình khám mới đánh giá chính xác mức độ cận thị. Khi trẻ có triệu chứng nhìn gần như phải cúi sát mới đọc được sách, đứng gần mới xem được máy thu hình, hay nheo mắt, thị lực nhìn xa giảm, có cảm giác ruồi bay trong mắt, hay mỏi mắt, nhức đầu… thì cha mẹ nên đưa con đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt. Khi đã bị cận thị, trẻ cần đeo kính đúng số, thường xuyên khám lại để điều chỉnh kính theo độ cận thị và phát hiện sớm biến chứng như đục dịch kính, thoái hóa võng mạc, bong võng mạc…


Nhật Minh

Ý kiến bạn đọc