Vì sao trẻ em bị stress?

08:32, 01/12/2015
|

Người lớn luôn ao ước bé lại cái tuổi vô lo, vô nghĩ mà không biết rằng mình đang là khởi nguồn gây ra những áp lực, stress cho con đến mức thành bệnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

5 yếu tố gây stress ở trẻ em

Môi trường gia đình

Nếu đứa trẻ có những căng thẳng, lo âu hơn những trẻ khác thì một phần có thể là do môi trường gia đình có vấn đề. Bởi tình cảm, quan hệ trong gia đình chính là môi trường an toàn và giúp trẻ phát triển toàn diện.

Coi trọng, lắng nghe, ôm ấp… sẽ giúp trẻ bình tĩnh, tự tin để đối mặt với khó khăn trong học tập, cuộc sống… và tin tưởng vào khả năng của mình!

Điều mới lạ

Những điều đầu tiên trong đời như tập nói, tập đi, tập đi xe đạp, tập đọc ... trẻ học được đều nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ. Ban đầu, việc học hỏi này làm trẻ rất căng thẳng. Và áp lực này giảm dần khi trẻ thực hành, có kinh nghiệm và trở nên tự chủ.

Và nếu cha mẹ không kiên nhẫn, chia sẻ, cảm thông thì sẽ vô tình tạo thêm áp lực cho trẻ.

Những áp lực hàng ngày

"Đừng làm điều này, không làm điều đó", "làm điều này, làm điều đó" là những câu mệnh lệnh trẻ phải nghe theo hằng ngày. Và đôi khi, chỉ vừa thức giấc, trẻ đã phải nghe "Đi nhanh, nhanh lên" để lao vào học hành, hoạt động ngoại khóa, bài tập ở nhà… mà không có sự nghỉ ngơi nào.

Áp lực học tập

Thường thì giáo viên khen những trẻ có kết quả học tập tốt. Còn những trẻ có kết quả yếu hơn thường sẽ bị nhắc nhở, giám sát nhiều hơn. Nếu thầy cô, cha mẹ coi điểm số là quan trọng thì chắc chắn trẻ sẽ bị căng thẳng, lo lắng khi có kết quả học tập yếu.

Sự hỗ trợ của cha mẹ

Nhiều bậc cha mẹ rất lo lắng, quan tâm đến việc học hành của con trẻ. Vậy nên nếu con họ học không tốt thì như thể chính họ thất bại. Và nhiều lúc, dù trẻ cố gắng nhưng trong mắt bố mẹ, chúng chưa bao giờ được việc.

Nếu đứa trẻ không đạt được những mong ước của cha mẹ thì chắc chắn nó cảm thấy có lỗi và căng thẳng.

Giải pháp nào cho trẻ?

Điều quan trọng trong lúc này là các bậc cha mẹ cần có ý thức rằng: trẻ đang có những căng thẳng, lo âu thật sự.

Phòng ngừa vẫn là phương thuốc tốt nhất. Vì vậy hãy nên duy trì những thói quen trong cuộc sống hàng ngày của trẻ (chẳng hạn giờ ăn, giờ học, giờ đi ngủ…). Tuy nhiên không phải luôn luôn có thể dự đoán trước những thay đổi.

Khi trẻ bị stress, bạn hay nên xoa dịu, vỗ về trẻ. Hãy tạo môi trường yên tĩnh và ấm cúng cho trẻ xen kẽ với những hoạt động thể chất, vui chơi. Nhưng nên nhớ rằng điều đó vẫn chưa đủ, bạn cần phải hiểu rõ nguồn gốc sâu xa của vấn đề, cố gắng hiểu điều gì đã xảy ra với trẻ.

Hãy lắng nghe trẻ đó là điều quan trọng! Nói chuyện với trẻ, điều này giúp trẻ xua tan những lo lắng và giận dữ. Cố gắng trấn an và động viên trẻ.

Cuối cùng, nếu mọi nổ lực vẫn không thành thì hãy đừng chờ đợi mà nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có những biện pháp thích hợp hơn.


Ý kiến bạn đọc