Cần cấp bách bổ sung Luật Sĩ Quan vào chương trình xây dựng Luật 2024

0
0

 - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ: Dự án Luật Dữ liệu và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đều cần thiết, cấp bách để xem xét, quyết định bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024…

Ngày 23/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp xem xét đề nghị của Chính phủ về việc bổ sung dự án Luật Dữ liệu và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày tóm tắt báo cáo thẩm tra Đề nghị của Chính phủ về bổ sung dự án Luật Dữ liệu và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ: Dự án Luật Dữ liệu và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đều cần thiết, cấp bách để xem xét, quyết định bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Trong đó, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại một Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 10/2024); Dự án Luật Dữ liệu trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).

Về dự kiến cơ quan thẩm tra đối với 02 luật nêu trên là Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội tham gia phối hợp thẩm tra các dự án Luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng cho biết, cùng với việc biểu quyết thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ thông qua Thông báo kết luận về nội dung này.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan có liên quan khẩn trương bổ sung và hoàn thiện đầy đủ các thủ tục, quy trình cần thiết theo quy định; đảm bảo yêu cầu về chất lượng, tiến độ đối với các Hồ sơ dự án Luật trình Quốc hội.

Cụ thể:

Đối với Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, lưu ý Ban cán sự Đảng Chính phủ trình xin ý kiến Bộ Chính trị về tổ chức, chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang theo đúng quy định của Đảng; tiếp thu ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến việc bổ sung quy định về trần quân hàm;..

Đồng thời, Chính phủ cần khẩn trương hoàn chỉnh Tờ trình và toàn bộ Hồ sơ của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong đó đã có ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị để trình Quốc hội vào ngày 5/8 tới đây. Sau đó, Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ chức thẩm tra và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp dự kiến vào ngày 13/8. Ngay sau phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cùng với Ban soạn thảo tiếp tục hoàn chỉnh Hồ sơ để báo cáo tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách dự kiến tổ chức trong tháng 8/2024. Sau hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, nếu còn vấn đề gì, các cơ quan tiếp tục phối hợp hoàn chỉnh và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp tháng 9 để kịp trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Đối với dự án Luật Dữ liệu, Ban soạn thảo cần nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Luật, quy định rành mạch hơn, rõ ràng hơn về các chính sách; tiến hành rà soát các luật có liên quan, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, với tỷ lệ 100% Uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Ngay sau phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Thường trực Ủy ban Pháp luật phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành để các cơ quan có liên quan khẩn trương thực hiện.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Xúc động những dòng sổ tang của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân

Chủ tịch nước Tô Lâm ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người con yêu quý của dân tộc Việt Nam, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, người đảng viên cộng sản kiên trung."

Xúc động Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại các nước

Đại sứ quán Việt Nam tại nhiều nước đã tổ chức trọng thể lễ viếng và mở sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Xúc động hình ảnh vợ, con và gia đình trước linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), bắt đầu từ 7h00 ngày 25/7.

Nhân dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở quê hương Lại Đà

(VnMedia) - Tại Lại Đà (Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội), suốt buổi sáng nay, hàng nghìn người đã xếp hàng dài đợi tới lượt mình được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lễ thượng cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đúng 6 giờ sáng 25/7, Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện nghi lễ treo băng tang lên lá quốc kỳ và thượng cờ rủ tại Quảng trường Ba Đình, bắt đầu Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong 2 ngày 25 và 26/7.