Phát triển văn hóa: Đại biểu Quốc hội yêu cầu làm rõ thế nào là “tiêu biểu”, “đậm nét”, “ngang tầm quốc tế…”?

0
0

 - Thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, các đại biểu Quốc hội đề nghị tập trung nguồn lực, tránh dàn trải. Đặc biệt, cần làm rõ các tiêu chí “tiêu biểu, đậm nét, ngang tầm quốc tế…”.

Thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035,  Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cần xem xét đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, rà soát mục tiêu, đối tượng chương trình cho phù hợp, đồng thời lưu ý không lặp lại các khuyết điểm mà 3 Chương trình mục tiêu quốc gia vừa qua đã rút kinh nghiệm, đặc biệt là thủ tục hành chính, tránh tình trạng mỗi bộ ngành có cách làm khác nhau thì phải sửa đổi liên tục, hoặc viện dẫn không đúng.

Cho rằng Chương trình không nên đầu tư dàn trải mà tập trung trọng tâm vào 3 nội dung: di tích, di sản; thiết chế văn hóa và công nghiệp văn hóa, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị nên chọn các dự án trọng điểm đầu tư vào 3 nội dung này nhằm tạo bước đột phá về phát triển văn hóa.

Đồng quan điểm, đại biểu Thái Thị An Chung - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An nhận thấy, nội dung thành phần của Chương trình còn dàn trải, nhiều nội dung còn chung chung, khó đánh giá, có sự trùng lặp giữa Chương trình này với các dự án, chương trình khác.

Do đó, đại biểu Thái Thị An Chung đề nghị nên tập trung, tích hợp 3 nội dung chính của Chương trình gồm: bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa; xây dựng các thiết chế văn hóa; phát triển công nghiệp văn hóa. Đối với nội dung xây dựng các thiết chế văn hóa, đại biểu đề nghị nên bố trí, dành các nguồn lực lớn để xây dựng các thiết chế giáo dục, xây dựng đủ trường học, lớp học để các em có điều kiện học tập nhằm phát triển văn hóa, nâng cao nhận thức, phát huy tốt hơn các giá trị về văn hóa.

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cũng đề nghị cần phân định rõ các nội dung, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước đầu tư phát triển văn hóa trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, chi thường xuyên và nội dung, nhiệm vụ chi của Chương trình. Đánh giá toàn diện về hiệu quả đầu tư của ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa trong tương quan với đầu tư của toàn xã hội để xác định các nội dung cần tập trung đầu tư từ Chương trình.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình cần phải được xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, làm rõ các nội dung cần ưu tiên thực hiện trước, nhằm tạo ra các đột phá trong phát triển văn hóa, trong đó chú ý các nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong bảo tồn, phát triển văn hóa, phát triển con người toàn diện, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; các nhiệm vụ mà Nhà nước cần đầu tư để dẫn dắt, định hướng, chi phối, tạo ra nền tảng để thu hút toàn xã hội tham gia phát triển văn hóa; nhiệm vụ về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số… trong lĩnh vực văn hóa; hỗ trợ các khu vực có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn.

Các ĐBQH tại Tổ 12 tham gia Phiên thảo luận
Các ĐBQH tại Tổ 12 tham gia Phiên thảo luận

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga cũng cho rằng, cần đánh giá đầy đủ, toàn diện, chính xác thực trạng, nhu cầu để có cơ sở xác định chính xác mục tiêu, nhiệm vụ đầu tư; tính toán khả năng, mức độ đáp ứng của các nguồn vốn; tính khả thi, hiệu quả của các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, sản phẩm của Chương trình. Chương trình cần có tính kế thừa nhưng không trùng lặp, chồng chéo với chương trình, đề án đã được phê duyệt và đang triển khai. Ngoài ra, cần phân công rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, các cơ quan phối hợp theo hướng tinh gọn về đầu mối, tăng cường phân cấp, phân quyền, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý và thuận lợi trong triển khai thực hiện.

Quan tâm đến đối tượng thụ hưởng của Chương trình, đại biểu Trần Nhật Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, hiện đối tượng thụ hưởng còn quy định chung chung, không rõ như người dân, cộng đồng dân cư tại các vùng miền Tổ quốc, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài…; một số đối tượng chưa rõ về căn cứ pháp lý như: không gian văn hóa sáng tạo, không gian văn hóa công cộng, không gian văn hóa cộng đồng…, đại biểu băn khoăn không rõ tiêu chí để xây dựng các loại không gian này là gì? Do đó, đề nghị cần quy định rõ các đối tượng thụ hưởng để cơ sở có căn cứ thực hiện, áp dụng.

Về mục tiêu của Chương trình, đại biểu Trần Nhật Minh đề nghị cần làm rõ hơn các căn cứ để xác định các chỉ tiêu, cần có sự đánh giá thực trạng đã thực hiện như thế nào, đạt tỉ lệ phần trăm như thế nào để đạt chỉ tiêu.

Bên cạnh đó, có một số chỉ tiêu còn chung chung, đại biểu đề nghị cần có các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể để quá trình thực hiện ở cơ sở dễ dàng hơn. Đồng thời đề nghị làm rõ một số tiêu chí để đánh giá như: làm rõ thế nào là công trình văn hóa tiêu biểu, đậm nét giá trị văn hóa của thành phố cấp châu lục và quốc tế, thế nào là trường đại học, viện nghiên cứu ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, thế nào là sự kiện văn hóa tầm quốc tế… Đại biểu cho rằng, nếu quy định chung chung như vậy thì sẽ rất khó trong quá trình thực hiện.

Quan tâm đến vấn đề phát huy, bảo tồn giá trị văn hóa, đại biểu Hà Sỹ Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn nhận thấy, việc thu hút xã hội hóa để khôi phục lại các di tích này còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, cần đưa nội dung xây dựng và khôi phục các di tích lịch sử vào Chương trình.

Về nguồn lực Chương trình, đại biểu Hà Sỹ Huân đề nghị thời gian tới cần làm rõ vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa, có sự điều tiết, phân bổ về nguồn lực. Đồng thời đề nghị đối với các địa phương không tự cân đối được ngân sách thì cần được hỗ trợ 95%, địa phương hỗ trợ 5% thì sẽ phù hợp hơn trong Chương trình này.

Đại biểu Hoàng Duy Chinh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn cho rằng, Chương trình cần thiết kế gọn lại, không dàn trải, tập trung vào một số nội dung chương trình có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các di tích lịch sử chưa được đầu tư, tôn tạo như các di tích ATK. Đồng thời cần tập trung ưu tiên đầu tư các thiết chế văn hóa, trong đó có các di tịch lịch sử nhằm giáo dục cách mạng truyền thống với thế hệ trẻ.

Bên cạnh đó, biểu Hoàng Duy Chinh đề nghị cần phân cấp mạnh, xây dựng các tiêu chí, nguyên tắc, các danh mục dự án cần ưu tiên tập trung đầu tư, đảm bảo tính chủ động, lồng ghép các chương trình khác vào, tích hợp các Chương trình sao cho thống nhất.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Tắt sóng 2G: Thuê bao VinaPhone sẽ không bị bỏ lại phía sau

(VnMedia) - Nhằm giúp khách hàng đảm bảo quyền lợi sử dụng và dễ dàng trải nghiệm các tiện ích số, VinaPhone dành nhiều ưu đãi và hỗ trợ tối đa cho khách hàng.

Số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ hack trên toàn cầu tăng vọt

(VnMedia) - Các nhà nghiên cứu blockchain TRM Labs hôm 5/7 cho biết, số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ hack trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi trong sáu tháng năm 2024 so với năm trước đó.

Cuối tuần, giá vàng đột ngột tăng rất mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (6/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York bất ngờ bật tăng mạnh mẽ. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục vượt xa mức 76 triệu đồng/lượng.

Xác thực sinh trắc học trong giao dịch chuyển tiền trực tuyến: Người dùng nói gì?

(VnMedia) - Báo cáo nghiên cứu của Cốc Cốc dựa trên dữ liệu thu thập từ khảo sát trực tuyến trên nền tảng từ ngày 01/7 - 04/7/2024 đi sâu phân tích “phản ứng” của người dùng, cũng như những quan điểm về lợi ích và lo ngại liên quan đến quy định mới này…

Các giải pháp đảm bảo cung cấp điện 6 tháng cuối năm 2024

(VnMedia) - Để đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống điện Quốc gia, đặc biệt tại khu vực miền Bắc trong các tháng còn lại của năm 2024, Cục Điều tiết Điện lực đã đưa ra 4 nhóm giải pháp.