Cảnh giác với những khóa học, trại hè kỹ năng cho trẻ tràn lan trên mạng xã hội

0
0

 - Lợi dụng nhu cầu tìm khóa học hè cho con và sự nhẹ dạ, cả tin của các bậc phụ huynh, nhiều đối tượng xấu đã mạo danh các cơ quan, đơn vị, quảng cáo các trại hè kỹ năng lừa đảo trên mạng xã hội nhằm chiếm đoạt tài sản.

Cảnh giác khi tham gia các chương trình khóa học hè lừa đảo trên Facebook, Zalo,... Ảnh: Công an thành phố Hải Phòng

Bẫy lừa đảo của các khóa học, trại hè kỹ năng giả mạo trên mạng xã hội

Ngày 3/6, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an thành phố Hải Phòng đã đưa ra cảnh báo về bẫy lừa đảo mạo danh cơ quan Công an tổ chức trại hè kỹ năng cho trẻ em.

Theo đó, các đối tượng tự tạo các tài khoản Zalo, Facebook có hình ảnh tương đối giống với các cơ quan tổ chức Nhà nước và tự giới thiệu có liên kết với các đơn vị cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên toàn quốc tổ chức “Trại hè lính cứu hỏa”. 

Học viên tham gia khóa học sẽ được trải nghiệm môi trường đào tạo của lực lượng Công an nhân dân, được hỗ trợ ăn uống, đồng phục và chứng nhận của các đơn vị Công an.

Để tăng tính thuyết phục, các đối tượng giới thiệu thông tin, địa điểm tập kết là trụ sở làm việc của các đơn vị cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, đăng tải hình ảnh, bài viết từ các trang chính thống của lực lượng. Sau khi phụ huynh đăng ký thành công, các đối tượng sẽ yêu cầu tham gia nhóm Telegram để thực hiện các nhiệm vụ đóng tiền rồi chiếm đoạt tài sản.

Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an thành phố Hải Phòng cho biết, hiện nay, đơn vị không thực hiện, liên kết thực hiện với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào về chương trình ngoại khóa “Trại hè lính cứu hỏa”.

Các trang Facebook giả mạo quảng cáo trại hè kỹ năng tràn lan trên mạng xã hội.

Trước đó, Công an thành phố Hà Nội cũng phát đi cảnh báo về việc trên mạng xã hội gần đây xuất hiện nhiều tài khoản Facebook “Trại hè Kỹ năng - Học kỳ CAND Nhí”, “Trại hè Kỹ năng - Học kỳ CAND”, “Trại hè Quân đội”, “Trải nghiệm Quân đội hè” có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người đăng ký tham gia với thủ đoạn tương tự.

Công an thành phố Hà Nội đã nhiều lần cảnh báo nhưng vẫn còn nhiều nạn nhân bị mắc bẫy.

Bên cạnh đó, trên địa bàn Hà Nội cũng xuất hiện việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua việc đăng ký khóa tu mùa hè. Cụ thể, khi nghiên cứu các khóa tu mùa hè cho con, chị H (trú tại Hà Nội) có kết nối với tài khoản Facebook “Tu Sinh Mùa Hè” để đăng ký. Sau đó, một người xưng là “Trưởng ban Tu sinh” gọi cho chị H, giới thiệu, cung cấp số và ảnh căn cước công dân để tạo niềm tin.

Đối tượng đưa chị H vào nhóm Telegram và yêu cầu mua vật phẩm phong thủy nhằm tăng tương tác cho nhà tài trợ của khóa tu. Khi mua vật phẩm, sau 3-5 phút công ty sẽ hoàn lại tiền cho phụ huynh. Sau nhiều lần mua và được hoàn lại tiền, chị H được yêu cầu chuyển số tiền lớn hơn với lý do: sai thao tác, không chụp ảnh vật phẩm, phải hoàn thành thao tác, điểm tín nhiệm. Chỉ trong vòng 2 ngày, chị H đã bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt 2,8 tỷ đồng.

Tỉnh táo trước các chiêu trò lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi

Trước chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua khóa học, trại hè kỹ năng đang rộ lên trên mạng xã hội, lực lượng chức năng khuyến cáo:

Khi nhận được các nội dung quảng cáo khóa học, trại hè kỹ năng trên mạng xã hội, người dân cần cẩn trọng, tìm hiểu kỹ thông tin để tránh bị lừa đảo. Điện thoại liên hệ và gặp trực tiếp yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp giấy tờ tài liệu chứng minh họ là tổ chức hợp pháp và được phép tổ chức các sự kiện này.

Bên cạnh đó, liên hệ cơ quan Công an, Quân đội, các cơ sở tôn giáo tại địa phương để nắm được thông tin chính thống về các khóa học, trại hè kỹ năng cho trẻ em.

Người dân không nên tùy tiện tham gia các hội nhóm chưa xác minh rõ trên mạng xã hội vì có thể bị các thành viên lừa đảo trong nhóm lôi kéo, dụ dỗ dẫn đến mất tiền oan.

Hãy tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè, chuyên gia trước khi chuyển tiền cho bất kỳ dịch vụ nào được quảng cáo trên mạng xã hội.

Người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn chuyển tiền cho bất cứ ai và bất cứ lý do gì nếu chưa xác định chính xác danh tính người nhận tiền. Khi quyết định chuyển tiền đăng ký tham gia khóa học cho con, nên thực hiện trực tiếp thay vì trực tuyến, chuyển khoản. 

Trong trường hợp biết mình đã mắc bẫy lừa đảo hoặc phát hiện trường hợp có dấu hiệu đáng ngờ, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Ngoài ra, người dân nên thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tội phạm mạng, các hình thức lừa đảo trực tuyến để phòng ngừa, tuyên truyền cho người thân.


Ý kiến bạn đọc


Tắt sóng 2G: Thuê bao VinaPhone sẽ không bị bỏ lại phía sau

(VnMedia) - Nhằm giúp khách hàng đảm bảo quyền lợi sử dụng và dễ dàng trải nghiệm các tiện ích số, VinaPhone dành nhiều ưu đãi và hỗ trợ tối đa cho khách hàng.

Số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ hack trên toàn cầu tăng vọt

(VnMedia) - Các nhà nghiên cứu blockchain TRM Labs hôm 5/7 cho biết, số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ hack trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi trong sáu tháng năm 2024 so với năm trước đó.

Cuối tuần, giá vàng đột ngột tăng rất mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (6/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York bất ngờ bật tăng mạnh mẽ. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục vượt xa mức 76 triệu đồng/lượng.

Xác thực sinh trắc học trong giao dịch chuyển tiền trực tuyến: Người dùng nói gì?

(VnMedia) - Báo cáo nghiên cứu của Cốc Cốc dựa trên dữ liệu thu thập từ khảo sát trực tuyến trên nền tảng từ ngày 01/7 - 04/7/2024 đi sâu phân tích “phản ứng” của người dùng, cũng như những quan điểm về lợi ích và lo ngại liên quan đến quy định mới này…

Các giải pháp đảm bảo cung cấp điện 6 tháng cuối năm 2024

(VnMedia) - Để đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống điện Quốc gia, đặc biệt tại khu vực miền Bắc trong các tháng còn lại của năm 2024, Cục Điều tiết Điện lực đã đưa ra 4 nhóm giải pháp.