Tổng liên đoàn Lao động tiếp tục đề xuất giảm giờ làm của người lao động

0
0

 - Tổng LIên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động xuống thấp hơn 48 giờ/tuần...

Giảm giờ làm
 

Sáng 26/5, Thủ tướng chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tại Hội nghị, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương 12 nội dung và được các bộ, ngành thảo luận, giải đáp.

Trong đó có các nội dung về: Quan tâm quyền và lợi ích của người lao động và hoạt động công đoàn khi xây dựng các chủ trương, chính sách pháp luật;

Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động;

Về đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần;

Các chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non;

Xét danh hiệu "Cơ quan đạt chuẩn văn hoá", "Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá", "Đơn vị đạt chuẩn văn hoá";

Giáo dục kiến thức về văn hóa, kỹ năng nghề cho công nhân;

Bố trí ngân sách phát triển cơ sở khám chữa bệnh nơi có đông công nhân lao động…

Phối hợp thực chất, tích cực, chủ động, hiệu quả

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu nói thật, làm thật, không hình thức, không màu mè; "đã nói là làm, đã cam kết thì phải thực hiện" và có kiểm tra, đánh giá, sao cho quan hệ phối hợp giữa hai bên ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, góp phần mang lại lợi ích chính đáng cho người lao động.

Theo Thủ tướng, năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển KTXH năm 2024 và Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.

Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh và tổ chức Công đoàn vững mạnh, coi đó là điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Vai trò, vị trí và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam được xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị. Theo đó, phải xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, có năng lực thích ứng và giải quyết tốt các vấn đề đặt ra trong tình hình mới.

Định hướng phối hợp công tác thời gian tới, cơ bản thống nhất với báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Văn phòng Chính phủ và phát biểu của các đại biểu, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số nội dung gồm 1 nhiệm vụ trung tâm, 3 quan tâm, 5 đẩy mạnh.

Trong đó, nhiệm vụ trung tâm là nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa hai bên.

Cũng tại cuộc làm việc, Thủ tướng cho ý kiến về 12 đề xuất, kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan xem xét, giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Trong đó, với đề nghị sớm thực hiện nội dung Nghị quyết số 101/2019/QH14 về giảm giờ làm, Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu về chính sách giảm giờ làm đối với người lao động trong quá trình tham mưu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động; việc này phải phù hợp với tình hình của Việt Nam, đồng thời với thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất lao động.

Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nội dung về phát triển cơ sở khám chữa bệnh nơi tập trung đông công nhân, người lao động, việc khám chữa bệnh đối với công nhân lao động có thu nhập thấp, thực hiện tốt Chỉ thị của Ban Bí thư về nội dung này.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm thực tiễn, đề xuất phương án, giải pháp tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho đối tượng người lao động là phụ nữ di cư.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Người VNPT tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

(VnMedia) - Tháng 7 hàng năm luôn là dịp để mỗi đoàn viên, người lao động VNPT thể hiện truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn", lòng biết ơn sâu sắc đến các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập của đất nước.

Giả danh Công an, gọi điện thoại hù dọa để chiếm đoạt tài sản

(VnMedia) - Do mất cảnh giác nên chị Nông Thị L. (sinh năm 2000, ngụ huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) đã bị nhóm đối tượng xấu giả danh Công an, gọi điện thoại hù dọa và buộc chị phải chuyển số tiền hơn 29 triệu đồng qua tài khoản ngân hàng cho chúng để phục vụ “điều tra”.

Lo ngại toàn cầu gia tăng về việc sử dụng AI trong sản xuất tin tức và thông tin sai lệch

(VnMedia) - Mối lo ngại toàn cầu về việc sử dụng AI trong sản xuất tin tức và thông tin sai lệch đang gia tăng, một báo cáo do Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters công bố cho thấy. Thực tế này đặt ra những thách thức mới cho các hãng tin đang gặp khó khăn trong việc thu hút khán giả.

Cảnh báo chiêu trò quảng cáo “hỗ trợ thu hồi, lấy lại tiền bị lừa đảo”

(VnMedia) - Đánh vào tâm lý những người từng bị lừa đảo mong muốn lấy lại số tiền đã mất, thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tài khoản quảng cáo hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng. Tuy nhiên, cơ quan công an cho biết đây thực chất đây tiếp tục là chiêu trò lừa đảo để chiếm đoạt tiền của các nạn nhân.

Xuất nhập khẩu Việt Nam đang tăng cao

(VnMedia) - Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 5 tháng/2024 đạt 303,94 tỷ USD, tăng 16%, tương ứng tăng 42 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.