- Trong thời đại số, kỷ nguyên số, việc thực hiện nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Tại Thái Bình, để khơi dậy phẩm chất ham học, khát vọng, say mê học tập và trọng học của mọi công dân, việc ứng dụng công nghệ khá quan trọng.
Tính ưu việt của phát triển ứng dụng công nghệ vào công tác khuyến học
Hiện nay việc vận động toàn dân xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời thông qua các mô hình: Công dân học tập, gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập đang bộc lộ những bất cập, hạn chế nên hiệu quả, chất lượng chưa xứng tầm, đôi khi còn mang tính hình thức.
Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội, di động, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây) đã hình thành nên hạ tầng giáo dục số.
Hội Khuyến học tỉnh Thái Bình hướng dẫn hoạt động khuyến học trên nền tảng số. |
Đổi mới tổ chức và hoạt động khuyến học của tỉnh Thái Bình cần được phát triển trên nền tảng ứng dụng công nghệ số nhằm hỗ trợ đắc lực việc "cá nhân hóa hoạt động và tự học". Mỗi cán bộ, hội viên khuyến học và người dân đều có ưu thế, vướng mắc, khó khăn riêng, đều có sở trường, sở đoản khác biệt nên cách tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập cũng không thể giống nhau.
Muốn phát huy tiềm năng mỗi người dân tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phải giúp họ có kĩ năng số, biết sử dụng thành thạo công nghệ số; từ đó mỗi người tự tiếp cận, tìm kiếm, tự học hỏi, nghiên cứu, ứng dụng trong kho tàng kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng để thay đổi, phát triển bản thân; đồng thời, tức thì, nhanh chóng, dễ dàng tương tác với cá nhân khác, với gia đình, với tổ chức và cộng đồng.
Theo thống kê xã hội tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh, các thiết bị thông minh, máy tính kết nối và sử dụng mạng internet tương đối cao: Mạng internet đã kết nối đến 100% xã, phường, thị trấn và gần 90% hộ gia đình. Đây là lợi thế lớn đối với việc đa dạng hóa các cơ hội học tập của người dân; nhiều hình thức, cách học mới mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả được phát triển mạnh; công nghệ mới đã cung cấp, phục vụ cho nhu cầu học tập suốt đời.
Hoạt động khuyến học ngày nay vừa phải kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp của mô hình hoạt động truyền thống, vừa phải đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ số như AI, Big data, IoT, Cloud, blockchain,... nhằm thay đổi phương thức điều hành, quản lý nâng cao chất lượng, hiệu quả khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Những nội dung chính cần ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong công tác khuyến học
Một là, thiết kế các nội dung hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên nền tảng công nghệ và chuyển đổi số
- Lập, kết nối Website về khuyến học các cấp với hệ thống mạng văn phòng điện tử liên thông, với các trang mạng xã hội (Tacebook, Fanpage, Youtube, Zalo, Viber, ine, Gmail...) và các thiết bị thông minh khác
- Xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên "mở" gắn với hình thành cơ sở dữ liệu số về khuyến học trên Website, Facebook, Fanpage, Youtube, Zalo... đẩy mạnh ứng dụng, phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), máy học, blockchain và các công nghệ mới vào lĩnh vực khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
- Nội dung hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập cần được số hóa, định danh dưới dạng Scan, PDF, bản sao số, AI, video, gameshow... tạo ra cơ sở dữ liệu dùng chung.
- Từng bước xây dựng các mô hình học tập thông minh trên nền tảng số, thư viện điện tử, phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành ảo… dành cho các đối tượng khác nhau.
- Hình thành Trung tâm học tập cộng đồng thông minh; Trung tâm học tập cộng đồng phải thực sự là một môi trường học tập mở, là nơi khai thác, kết nối, hợp tác, lan tỏa, chia sẻ nguồn tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm tới mọi người dân vì sự phát triển và tiến bộ vững chắc của cộng đồng góp phần xây dựng xã hội học tập và đẩy mạnh học tập suốt đời.
- Huy động các nguồn lực tham gia triển khai, nhân rộng kết quả "Nghiên cứu đổi mới mô hình Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động chất lượng, hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030" ra địa bàn toàn tỉnh.
Hai là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
- Hướng dẫn cán bộ, hội viên khuyến học và người dân sử dụng điện thoại thông minh, smartphone, iPad, máy tính kết nối internet, các thiết bị thông minh... để khai thác, kết nối, hợp tác, lan tỏa, chia sẻ nguồn tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm;
- Đẩy mạnh truyền thông về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên Website, các trang mạng xã hội và trên các nền tảng số.
Ba là, ứng dụng công nghệ số để tạo ra các liên kết mạnh mẽ hơn giữa tổ chức, đơn vị, các bộ phận của hoạt động khuyến học; cho phép các tổ chức, đơn vị chia sẻ trách nhiệm và tiến độ hoàn thành nhiệm vụ bằng việc thực hiện các thao tác đơn giản trên phần mềm để truy cập thông tin cần thiết.
- Số hóa quy trình hoạt động khuyến học gắn với sử dụng hệ thống CRM trong quản lý tài liệu, hồ sơ một cách dễ dàng, an toàn và tiện lợi, hướng đến "văn phòng khuyến học không giấy" trong quản trị, điều hành hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh.
- Thời đại kỹ thuật số (Digital Age), khi công nghệ số hóa đã thâm nhập sâu vào mọi khía cạnh của cuộc sống, mỗi người dễ dàng truy cập và chia sẻ thông tin, giao tiếp và tương tác qua các nền tảng kỹ thuật Internet, di động, máy tính và các thiết bị thông minh.
Việc tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số sẽ tạo ra những cơ hội mới, tạo ra môi trường hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập mới bám sát nhu cầu của hội viên và cộng đồng nhằm giúp hội viên, cộng đồng ngày một thay đổi, phát triển và tiến bộ vững chắc.