Đại biểu Quốc hội đề nghị nhiều quyền lợi liên quan đến chế độ thai sản

0
0

 - Góp ý cho dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất sửa đổi, quy định theo hướng có lợi cho người lao động như: Tăng số ngày nghỉ đi khám thai; chế độ nghỉ thai sản của người chồng; chế độ cho người điều trị hiếm muộn, mẹ đơn thân.

Thảo luận về Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) cho biết, tại khoản 1 Điều 53 quy định "trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai tối đa là 5 lần, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi khám thai tối đa là 2 ngày cho 1 lần đi khám thai". Đại biểu Lê Thị Thanh Lam đề nghị nghiên cứu tăng số lần đi khám thai là tối thiểu 5 lần, số lần có thể nhiều hơn 5 lần đối với trường hợp có chỉ định của người hành nghề trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đại biểu Lê Thị Thanh Lam, trên thực tế người lao động mang thai bình quân theo chỉ định của bác sĩ cứ một tháng phải đi khám một lần, chưa kể những tháng cuối của người mang thai để theo dõi sự phát triển bình thường của thai nhi. Vì vậy, nếu chỉ quy định lao động nữ được khám thai 5 lần trong thai kỳ thì lao động nữ nhiều lần phải xin nghỉ việc, nghỉ phép hoặc nghỉ khám bệnh không lương.

Tại khoản 2 Điều 55 quy định lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi vợ sinh con được nghỉ, hưởng theo chế độ thai sản. Đại biểu đề nghị nghiên cứu tăng số ngày nghỉ lên tối thiểu là 10 ngày với trường hợp thông thường và cao hơn đối với những trường hợp sinh đôi trở lên hoặc sinh phải phẫu thuật để đảm bảo tính trách nhiệm và tạo điều kiện cho người cha hỗ trợ người mẹ trong quá trình chăm sóc con nhỏ.

ĐB Lê Thị Thanh Lam
ĐB Lê Thị Thanh Lam

Góp ý cho Dự thảo Luật, đại biểu Trần Kim Yến - TP Hồ Chí Minh nêu: Trong thời gian dài vừa qua, để giảm tốc độ tăng dân số, đã có rất nhiều giải pháp, chính sách và theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê thì tổng tỷ suất sinh của Việt Nam có xu hướng giảm trong những năm gần đây và được dự báo là sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Nếu mức sinh bình quân của phụ nữ 20 năm trước là khoảng 3, 4 thì đến năm 2020 là 2,05 và đến năm 2023 là 1,96; tại Thành phố Hồ Chí Minh là 1,39, chưa kể xu hướng người trẻ không muốn kết hôn.

Theo số liệu gần nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ người độc thân tại Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh từ 6,23% năm 2004 lên 10,1% năm 2019.

Ngoài ra, báo chí đưa tin, tại Việt Nam có khoảng 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ bị vô sinh, hiếm muộn, tương đương khoảng 1 triệu cặp vợ chồng. Tỷ lệ vô sinh đang gia tăng, trong đó có khoảng 50% là cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30.

“Tại điều khoản 1 Điều 54 quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản chỉ tập trung vào chính sách thực hiện cho các biện pháp tránh thai. Tôi đề xuất nên bổ sung có các chính sách để có thể khuyến khích những người muốn sinh con, bổ sung vào việc nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi đi khám và điều trị hiếm muộn.” – đại biểu Trần Kim Yến nêu ý kiến.

Đại biểu Trần Kim Yến
Đại biểu Trần Kim Yến

Về quy định lao động nam được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ - Hà Tĩnh cho rằng, thực tế hiện nay một số phụ nữ không kết hôn hoặc đơn thân nhưng vẫn có nhu cầu có con có xu hướng gia tăng. Những đối tượng này cũng cần được hưởng chính sách của Nhà nước về người chăm sóc khi sinh con. Do vậy, đại biểu đề nghị dự thảo luật bổ sung thêm đối tượng hưởng chế độ thai sản đối với phụ nữ đơn thân. Ví dụ, mẹ hoặc chị, em gái hoặc người thân như sau: "Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội đăng ký phục vụ phụ nữ sinh con cũng sẽ được hưởng chế độ phục vụ phụ nữ khi sinh con".

Góp ý do Dự thảo Luật, đại biểu Đào Chí Nghĩa - TP Cần Thơ cho biết, về điều kiện hưởng trợ cấp thai sản ở Điều 98, tại khoản 1 quy định đối tượng quy định tại Điều 97 của luật này có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau: a. Lao động nữ sinh con; b. Lao động nam có vợ sinh con.

Đại biểu đề nghị quy định chỉ cần tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trước khi sinh con và tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu 6 tháng tiếp theo sau khi thời gian sinh con là được hưởng chế độ này.

Tại khoản 3 quy định: "Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 điều này thì chỉ cha hoặc mẹ được hưởng trợ cấp khi sinh con. Theo đại biểu Đào Chí Nghĩa, đối với trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và sinh con chung thì cả cha và mẹ đều được hưởng chế độ thai sản nhằm đảm bảo sự công bằng giữa gia đình có cha mẹ cùng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện so với gia đình chỉ có một trường hợp là mẹ hoặc cha đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Điều này sẽ đảm bảo tính hấp dẫn của chính sách trên nguyên tắc đóng nhiều thì sẽ được hưởng nhiều.

Đại biểu Đào Chí Nghĩa
Đại biểu Đào Chí Nghĩa

Cũng quan tâm đến quy định lao động nữ khi sinh con phải đóng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con mới đủ điều kiện về chế độ thai sản, đại biểu Đỗ Đức Hiển (TP.Hồ Chí Minh) cho biết, thực tế hiện nay có tình trạng người lao động bị hiếm muộn. Nhiều trường hợp phải áp dụng các biện pháp y khoa để điều trị cho cả hai vợ chồng. Việc điều trị hiếm muộn thường tốn kém về chi phí và thời gian. Trong khi đó, theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội, và thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

“Quy định nêu trên của Luật dẫn đến thực trạng để đáp ứng yêu cầu điều trị hiếm muộn, lao động nữ sẽ bị gián đoạn thời gian đóng bảo hiểm xã hội do phải nghỉ việc không lương trên 14 ngày…”, đại biểu Hiển nói.

Đại biểu cho rằng, hệ quả là họ không được hưởng chế độ tài sản khi sinh con, mặc dù trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhiều năm liên tục. Mặt khác, do sức ép về kinh tế, có nhiều trường hợp lao động nữ muốn đi làm sớm để có thu nhập nhưng không được giải quyết do chưa đủ thời gian nghỉ sau sinh tối thiểu theo quy định, trong khi họ không được hưởng chế độ thai sản. Như vậy là rất thiệt thòi. Đó là chưa kể đến thời gian nghỉ sinh con trong trường hợp này cũng không được tính vào thời gian công tác.

“Do đó, để bảo đảm quyền lợi cho lao động nữ khi sinh con, dự thảo Luật cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý nội dung này theo hướng không quy định điều kiện thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong 12 tháng trước khi sinh con đối với lao động nữ thuộc trường hợp hiếm muộn vì sinh con. Thay vào đó, trường hợp này chỉ cần có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 05 năm liên tục trở lên và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc điều trị hiếm muộn”, đại biểu Hiển đề xuất.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Mất gần 1 tỷ đồng vì cài đặt phần mềm Bảo hiểm xã hội VssID “giả mạo”

(VnMedia) - Thời gian gần đây, nhiều đối tượng đã mạo danh cán bộ, nhân viên của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam gọi điện hướng dẫn người dân Cài đặt phần mềm Bảo hiểm xã hội VssID “giả mạo”. Nhiều người do chủ quan đã sập bẫy và bị chiếm đoạt số tiền lớn khi cài đặt phần mềm giả mạo này.

VNPT miễn phí trải nghiệm bộ mở rộng vùng phủ Wifi Mesh

(VnMedia) - Từ ngày 1/7/2024, khách hàng sử dụng Internet VNPT sẽ được miễn phí trải nghiệm những dòng thiết bị mở rộng vùng phủ Wifi Mesh mới nhất của nhà mạng.

Các giải pháp ứng phó với tình trạng giá cả hàng hóa “nhảy múa” theo lương

(VnMedia) - Bộ Tài chính đã đưa ra một loạt giải pháp nhằm ổn định giá cả thị trường từ nay tới cuối năm, đặc biệt trong bối cảnh chính sách cải cách tiền lương đã có hiệu lực từ 1/7.

Tắt sóng 2G: Thuê bao VinaPhone sẽ không bị bỏ lại phía sau

(VnMedia) - Nhằm giúp khách hàng đảm bảo quyền lợi sử dụng và dễ dàng trải nghiệm các tiện ích số, VinaPhone dành nhiều ưu đãi và hỗ trợ tối đa cho khách hàng.

Bộ Y tế nỗ lực triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, đảm bảo tiến độ triển khai Đề án 06

(VnMedia) - Nhận thức rõ Đề án 06 góp phần quan trọng, tạo bước phát triển đột phá đối với chuyển đổi số quốc gia, Bộ Y tế đã tích cực tham gia, triển khai các hoạt động của Đề án gắn chặt chẽ với chuyển đổi số y tế, nỗ lực triển khai hồ sơ sức khoẻ điện tử...