- Theo nhận định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thiên tai sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, bất thường. Những tháng cuối năm có thể xảy ra bão, lũ dồn dập do tác động của hiện tượng La Nina (đã diễn ra năm 2020).
“La Nina” (hay còn gọi là bé Hài Đồng nữ) là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực nói trên lạnh đi dị thường. La Nina là hiện tượng nhiệt độ trên bề mặt đại dương giảm, đi kèm với gió và mưa, La Nina thường kéo theo các cơn bão mạnh ở Đại Tây Dương.
WMO cảnh báo, La Nina là hiện tượng bề mặt biển ở trung tâm và phía Đông xích đạo Thái Bình Dương lạnh đi so với bình thường, xảy ra cứ sau hai đến bảy năm.
La Nina thường bắt đầu hình thành từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm, nhưng thời điểm gây ảnh hưởng mạnh nhất là vào cuối năm cho tới tháng 2 năm sau. Ở Đông Nam Á, nó thường gây ra lượng mưa trên mức trung bình và lũ lụt. WMO cho biết tình trạng hạn hán khắc nghiệt đang tàn phá vùng Sừng châu Phi và Nam Mỹ đều do ảnh hưởng của La Nina. Nó đang gây lượng mưa nhiều trên mức trung bình gần đây ở Đông Nam Á và Australia. Hiện tượng này cũng được cho là sẽ gây ra mùa bão mạnh trên trung bình ở Đại Tây Dương. Tuy nhiên, WMO nhấn mạnh tác động của các hiện tượng khí hậu tự nhiên như La Nina đang ngày càng gia tăng do trái đất nóng lên.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, biến đổi khí hậu tác động khiến mùa bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương đến sớm và trạng thái La Nina kéo dài.
Tại Việt Nam, mùa bão trong những năm La Nina kết thúc muộn hơn bình thường, hầu hết các đợt La Nina gây ra lượng mưa vượt trung bình nhiều năm ở các tỉnh ven biển Trung Bộ và Tây Nam Bộ, nhưng gây ra thâm hụt lượng mưa ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Theo nhận định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2024, thiên tai sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, bất thường. Những tháng cuối năm có thể xảy ra bão, lũ dồn dập do tác động của hiện tượng La Nina (đã diễn ra năm 2020).
Để giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai gây ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải rà soát kế hoạch, phương án và chủ động bố trí nguồn lực để triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn, trong đó quan điểm chỉ đạo chung là phải chủ động phòng ngừa, thực hiện tốt phương châm “04 tại chỗ”, lấy sự an toàn của người dân là điều kiện tiên quyết trong các hoạt động của phòng, chống thiên tai, sự cố.
Cơ bản thống nhất nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại báo cáo của Ban chỉ đạo và Ủy ban quốc gia, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng thủ dân sự (PTDS);
Kiện toàn tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp và cơ quan tham mưu, hỗ trợ ra quyết định cho Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự theo quy định của Luật phòng thủ dân sự, Luật phòng, chống thiên tai và các quy định pháp luật khác có liên quan để hoạt động từ ngày 01/7/2024, trong đó lưu ý phải đảm bảo nguyên tắc tổ chức mới hoạt động hiệu lực, hiệu quả, kịp thời hơn, tránh chồng chéo, lúng túng trong thực hiện, kế thừa, phát huy những điểm mạnh của tổ chức hiện có, không để gián đoạn trong tham mưu chỉ đạo, điều hành ứng phó sự cố, thiên tai, dịch bệnh, nhất là những tháng tới là thời kỳ cao điểm về bão, mưa lũ.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn để công 3 tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố, cứu hộ cứu nạn được kịp thời, hiệu lực, hiệu quả;
Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai, dự báo sớm, kịp thời, chính xác nhất diễn biến thiên tai, nhất là mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất;
Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người làm công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và của cả cộng đồng; đa dạng các hình thức thông tin, tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, điều kiện cụ thể của địa phương;
Chủ động rà soát lại kịch bản ứng phó thiên tai, sự cố, tìm kiếm cứu nạn; tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trước mùa mưa lũ và trước khi xảy ra bão, lũ; xác định trọng điểm xung yếu, kịp thời khắc phục tồn tại, hạn chế, giảm thiểu nguy cơ rủi ro trước mùa mưa lũ; chủ động phòng ngừa từ sớm, từ xa và kiểm soát rủi ro thiên tai với phương châm “phòng là chính”;
Nâng cao năng lực chỉ đạo, chỉ huy điều hành, ứng phó thiên tai, sự cố của từng bộ, ngành, từng địa phương; chỉ đạo vận hành an toàn, hiệu quả hồ chứa, liên hồ chứa đảm bảo an toàn công trình và hạ du; tổ chức huấn luyện, tập huấn, diễn tập, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, theo các tình huống, phương án, kế hoạch đã xây dựng;
Đa dạng hoá việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiến cứu nạn; có cơ chế huy động các nguồn lực xã hội hoá, nhất là trong khắc phục hậu quả thiên tai;
Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống thiên tai nhằm trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ sự hỗ trợ về thông tin, kỹ thuật, tài chính nhằm nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, ứng phó, khắc phục thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn. Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện.