ĐH Quốc gia TP.HCM nghiên cứu, ứng dụng AI vào khoa học sức khỏe

0
0

 - Bên cạnh các công bố khoa học, ĐHQG-HCM rất quan tâm những nghiên cứu tác động lên xã hội. Trong đó, nghiên cứu liên quan sức khỏe con người là hết sức quan trọng. Vì vậy, Khung Chương trình nghiên cứu, ứng dụng AI tại ĐHQG-HCM sẽ dành sự ưu tiên cho lĩnh vực khoa học sức khỏe.

Sáng 5/4, tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM đã diễn ra tọa đàm giới thiệu Khung Chương trình nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và Chương trình đào tạo Tiến sĩ Liên ngành Khoa học sức Khỏe tại ĐHQG-HCM. Tọa đàm nhằm lấy ý kiến của các bên liên quan để hoàn chỉnh Khung Chương trình nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại ĐHQG-HCM đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Toàn cảnh tọa đàm
Toàn cảnh tọa đàm

Ứng dụng AI lấy con người làm trung tâm

Phát biểu tại tọa đàm, Giám đốc ĐHQG-HCM cho biết bên cạnh các công bố khoa học, ĐHQG-HCM rất quan tâm những nghiên cứu tác động lên xã hội. Trong đó, nghiên cứu liên quan sức khỏe con người là hết sức quan trọng. Vì vậy, Khung Chương trình nghiên cứu, ứng dụng AI tại ĐHQG-HCM sẽ dành sự ưu tiên cho lĩnh vực khoa học sức khỏe.

PGS.TS Trần Minh Triết - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, giới thiệu Khung Chương trình, cho biết mục tiêu thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ quốc tế, phát triển nhóm nghiên cứu mạnh về trí tuệ nhân tạo và hợp tác nghiên cứu liên ngành. Cùng với đó, đưa AI trở thành một trong những công nghệ cốt lõi nhằm xây dựng đô thị sáng tạo và thành phố thông minh, thúc đẩy phát triển kinh tế số; xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu và chuyển giao công nghệ AI để khuyến khích sự phát triển sản phẩm, dịch vụ và khởi nghiệp.

ĐHQG-HCM phát triển nghiên cứu ứng dụng AI phục vụ con người và xã hội trên nguyên tắc “lấy con người làm trung tâm” (human-centered AI), gắn với các lĩnh vực như khoa học sức khỏe, nông nghiệp thông minh, phát triển bền vững, đối phó với biến đổi khí hậu, tương tác thông minh (AR/VR/MR…), thiết kế vi mạch bán dẫn, an toàn thông tin, đô thị thông minh, giao thông thông minh, nghiên cứu liên ngành giữa AI với khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.

Bên cạnh đó, xây dựng các bộ dữ liệu đặc thù của Việt Nam dùng trong AI, dữ liệu dùng chung, dữ liệu chia sẻ, dữ liệu mở của các lĩnh vực thuộc cơ quan quản lý nhà nước phục vụ ứng dụng AI: dữ liệu dân số và dân số học, địa lý và không gian, kinh tế, xã hội, môi trường, sức khỏe, giáo dục và đào tạo, công nghiệp và sản xuất, công nghệ và Internet, an ninh và pháp luật… ĐHQG-HCM đặt mục tiêu tạo ra một môi trường hợp tác lâu dài và có lợi cho cả doanh nghiệp và nhà khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển giao công nghệ có ứng dụng AI vào các sản phẩm, dịch vụ và quy trình sản xuất, kinh doanh.

Đào tạo tiến sĩ liên ngành khoa học sức khỏe

Tại tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Phương Thảo - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm ĐHQG-HCM, giới thiệu Chương trình Tiến sĩ Liên ngành Khoa học sức Khỏe, cho biết mô hình liên ngành về khoa học sức khỏe đã được nhiều nước tiên tiến trên thế giới sử dụng trong thời gian gần đây. Theo đề xuất, Chương trình Tiến sĩ Liên ngành Khoa học sức Khỏe tại ĐHQG-HCM đào tạo trong 5 năm (10 học kỳ), nền tảng cốt lõi gồm: Y và Dược; Khoa học và Kỹ thuật; Kinh doanh khởi nghiệp và Luật pháp, Y đức.

Chương trình được thiết kế phù hợp nhằm xây dựng các kỹ năng nghiên cứu thiết yếu bằng cách kết hợp các kiến thức chuyên môn đa ngành hướng tới các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học sức khỏe. Theo dự thảo, yêu cầu đầu vào là cử nhân loại giỏi hoặc thạc sĩ có trình độ, kỹ thuật và năng lực trong lĩnh vực liên quan (y học, kỹ thuật y sinh, khoa học sinh học, công nghệ sinh học, dược phẩm, xét nghiệm y học, khoa học máy tính, công nghệ thông tin) hoặc có bằng cấp tương đương, trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 (ít nhất 5.5 mỗi kỹ năng).

Các đại biểu cũng đã lắng nghe TS Hà Thị Thanh Hương - Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Mô và Y học Tái tạo, Khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường ĐH Quốc Tế ĐHQG-HCM, trình bày tham luận “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các bài toán chẩn đoán và phân loại bệnh lý thần kinh”. Đại diện lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, các bệnh viện, các nhà khoa học tham dự tọa đàm hoàn toàn ủng hộ chương trình của ĐHQG-HCM, bên cạnh đó thảo luận, góp ý để ĐHQG-HCM hoàn chỉnh khung chương trình.


Ý kiến bạn đọc


Người phụ nữ Hà Nội bị lừa gần 800 triệu đồng vì đầu tư "sàn tài chính online"

(VnMedia) - Thời gian qua, Công an Thành phố Hà Nội đã liên tục cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi tham gia đầu tư các sàn giao dịch tài chính online. Với lời quảng cáo đầu tư sinh lời, lãi xuất cao đánh vào tâm lý nhiều nhà đầu tư muốn kiếm tiền nhanh chóng...

Phát hiện lỗ hổng RCE nghiêm trọng trong Công cụ cơ sở hạ tầng AI của Ollama

(VnMedia) - Các nhà nghiên cứu bảo mật đã tiết lộ chi tiết về một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá ảnh hưởng đến nền tảng cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) nguồn mở Ollama có thể bị khai thác để thực thi mã từ xa (RCE).

Giá vàng liên tục trồi sụt, vàng nhẫn vẫn giữ mức cao

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (26/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều giảm gần 12 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu vẫn duy trì ở mức gần 76 triệu đồng/lượng.

Định danh và xác thực điện tử: Những quy định ai cũng cần biết

(VnMedia) - Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử các mức độ đối với công dân Việt Nam và đối với người nước ngoài; Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với cơ quan, tổ chức; Kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử...

Một thẻ căn cước đăng ký được bao nhiêu sim VinaPhone chính chủ?

(VnMedia) - Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, tất cả các nhà mạng đều yêu cầu người dùng phải đăng ký sim chính chủ. Vậy một thẻ Căn cước có thể đăng ký bao nhiêu sim VinaPhone chính chủ?