Cảnh giác trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi của tội phạm công nghệ cao

0
0

 - Thiếu tướng Tô Cao Lanh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho biết, tội phạm sử dụng công nghệ cao thời gian qua có xu hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp. Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo lợi dụng công nghệ trên không gian mạng rất tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức và hoạt động xuyên quốc gia...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0, khoa học công nghệ và chuyển đổi số toàn diện mang lại nhiều tiện ích với cuộc sống nhưng đồng thời cũng là cơ hội để tội phạm công nghệ cao lợi dụng, thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Mới đây, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan bắt 50 đối tượng là người Việt Nam cư trú tại nước ngoài sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt hơn 500 tỷ đồng của người dân.

Cụ thể, từ tháng 2/2024 đến đầu tháng 3/2024, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan bắt 50 đối tượng là người Việt Nam cư trú tại nước ngoài sử dụng công nghệ cao, giả danh cán bộ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Việt Nam ở nhiều địa phương trên cả nước với số tiền hơn 500 tỷ đồng. 

Nhóm này do 2 đối tượng Phan Văn Phương (SN 1991, trú tại xã Kim Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) và Tăng Quảng Vinh (SN 1989, trú tại phường 11, quận 5, TP. HCM) cầm đầu.
Theo đó, các đối tượng trong ổ nhóm này đặt công ty đặt tại Campuchia và được tổ chức thành 3 tuyến gồm: D1, D2, D3.

Trong đó, D1 là các đối tượng sẽ đóng vai cán bộ làm việc tại các cơ quan chức năng có nhiệm vụ gọi cho bị hại việc bị khóa sim, phong tỏa tài khoản ngân hàng vì nạn nhân đang liên quan tới các tổ chức lừa đảo hoặc tài khoản, số điện thoại đang được các tổ chức lừa đảo sử dụng để hoạt động phạm tội.

Khi bị hại đã tin tưởng, các đối tượng D1 sẽ chuyển cuộc gọi của nạn nhân cho D2 là những đối tượng xưng là Cán bộ Cục Cảnh sát Bộ Công an hoặc đơn vị khác phù hợp, thông báo cho bị hại về việc giấy tờ tùy thân đang bị tội phạm lợi dụng phạm tội, yêu cầu phối hợp điều tra, đe dọa ra lệnh bắt tạm giam, lệnh phong tỏa tài khoản của bị hại, rồi yêu cầu bị hại khai báo các thông tin về về tài khoản ngân hàng... hiện có để xác minh.

Sau khi bị hại cung cấp thông tin về tài khoản ngân hàng, mật khẩu… các thông tin này sẽ chuyển cho D3 (là các đối tượng chủ mưu, cầm đầu đường dây). D3 yêu cầu bị hại ra ngân hàng đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử, đọc thông tin đăng nhập và các mã OTP cho đối tượng, qua đó chiếm đoạt được tài khoản ngân hàng điện tử của bị hại.

Tiếp đó, các đối tượng D3 yêu cầu bị hại rút sổ tiết kiệm, vay tiền chuyển vào tài khoản ngân hàng rồi thao tác chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của bị hại đến các tài khoản ngân hàng của đối tượng để chiếm đoạt. Toàn bộ quá trình liên hệ với bị hại, các đối tượng luôn yêu cầu bị hại ở không gian độc lập, kín đáo, không được cho ai khác biết sự việc, thường xuyên giữ liên lạc để dễ dàng thao túng tâm lý bị hại.

Tội phạm công nghệ cao với thủ đoạn ngày càng tinh vi

Tại Họp báo Quý I của Bộ Công an vừa qua, Thiếu tướng Tô Cao Lanh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự cho biết, tình hình tội phạm trong những tháng đầu năm cơ bản được kiềm chế, những vụ án nghiêm trọng được tập trung điều tra. Tuy nhiên, tội phạm nổi lên là chống người thi hành công vụ và tội phạm công nghệ cao.

Trong đó, tội phạm sử dụng công nghệ cao thời gian qua có xu hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp. Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo lợi dụng công nghệ trên không gian mạng rất tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức và hoạt động xuyên quốc gia. 

Ở lĩnh vực trật tự xã hội, các đối tượng tập trung vào các tội như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, mua bán, chế tạo vũ khí, hoạt động tín dụng đen… Các lĩnh vực khác như lĩnh vực kinh tế, tham nhũng buôn lậu, ma túy… các đối tượng cũng lợi dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Tùy từng lĩnh vực mà các đối tượng lựa chọn các hình thức mạng xã hội khác nhau để thực hiện hành vi lừa đảo.

Trước tình hình trên, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát hình sự, cũng như các lực lượng tập trung đấu tranh; thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, kế hoạch, phương án để phòng chống loại tội phạm này. 

Cũng tại họp báo, thông tin thêm đến báo chí về loại tội phạm này, Thiếu tướng Lê Minh Mạnh, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết: Hoạt động lừa đảo chiếm đoạt trên không gian mạng tuy không mới nhưng ngày càng tinh vi, phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng thường xuyên thay đổi. Đặc biệt thời gian gần đây, các đối tượng đã chuyển qua sử dụng một số app, ứng dụng lừa đảo.

Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đang phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia các hoạt động trên mạng xã hội; đồng thời thường xuyên thông báo các thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm đến người dân nhằm nâng cao cảnh giác của người dân đối với loại tội phạm này…

P.Mai


Ý kiến bạn đọc


Người phụ nữ Hà Nội bị lừa gần 800 triệu đồng vì đầu tư "sàn tài chính online"

(VnMedia) - Thời gian qua, Công an Thành phố Hà Nội đã liên tục cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi tham gia đầu tư các sàn giao dịch tài chính online. Với lời quảng cáo đầu tư sinh lời, lãi xuất cao đánh vào tâm lý nhiều nhà đầu tư muốn kiếm tiền nhanh chóng. Đây cũng chính là cơ hội để các đối tượng lừa đảo "giăng bẫy".

Phát hiện lỗ hổng RCE nghiêm trọng trong Công cụ cơ sở hạ tầng AI của Ollama

(VnMedia) - Các nhà nghiên cứu bảo mật đã tiết lộ chi tiết về một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá ảnh hưởng đến nền tảng cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) nguồn mở Ollama có thể bị khai thác để thực thi mã từ xa (RCE).

Giá vàng liên tục trồi sụt, vàng nhẫn vẫn giữ mức cao

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (26/6), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều giảm gần 12 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu vẫn duy trì ở mức gần 76 triệu đồng/lượng.

Một thẻ căn cước đăng ký được bao nhiêu sim VinaPhone chính chủ?

(VnMedia) - Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, tất cả các nhà mạng đều yêu cầu người dùng phải đăng ký sim chính chủ. Vậy một thẻ Căn cước có thể đăng ký bao nhiêu sim VinaPhone chính chủ?

Cá độ bóng đá qua mạng với giao dịch lên tới hàng nghìn tỷ đồng

(VnMedia) - Giải vô địch bóng đá Châu Âu (EURO) 2024 đang diễn ra là điều kiện để tội phạm cá độ bóng đá hoạt động phức tạp hơn, đặc biệt cá độ bóng đá trên không gian mạng. Những ngày vừa qua, Công an các đơn vị, địa phương đã triệt phá nhiều đường dây, băng nhóm tổ chức cá độ bóng đá qua mạng với giao dịch lên tới hàng nghìn tỷ đồng.