- Vừa qua, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã ban hành Quyết định số 4774/QĐ-ĐHQGHN về việc ban hành chương trình và giao nhiệm vụ đào tạo chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu chuyên ngành Công nghệ kĩ thuật y sinh cho Trường Quốc tế.
Theo đó, Thạc sĩ Công nghệ kĩ thuật y sinh là chương trình đào tạo mới tại Trường Quốc tế có tính liên ngành cao, với ba khối kiến thức và kỹ năng gồm Y sinh học phân tử (tế bào gốc, di truyền y học…), Ứng dụng công nghệ thông tin (IT) và trí tuệ nhân tạo/internet vạn vật (AI/IoT) trong sức khoẻ và Điện tử y sinh, mang lại sự cạnh tranh trong quá trình xin việc và phù hợp với nhu cầu cao của xã hội.
Theo TS. Chu Đình Tới – Trưởng khoa Các khoa học ứng dụng, Giám đốc Trung tâm Y sinh và Sức khoẻ cộng đồng cho biết đây là một chương trình với lĩnh vực đào tạo mới, có tính liên ngành, tích hợp với các ngành và lĩnh vực đang đào tạo tại Trường Quốc tế. Chương trình thạc sĩ này được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển bền vững về nhân sự, cơ sở vật chất và hướng nghiên cứu thế mạnh của Trường, với nền tảng là các hướng nghiên cứu/nhóm nghiên cứu về y sinh, công nghệ thông tin và điện tử y sinh của Khoa các Khoa học Ứng dụng và Trung tâm Y sinh và sức khoẻ cộng đồng. Công nghệ kỹ thuật y sinh hiện là một lĩnh vực rất triển vọng và có xu thế phát triển mạnh ở khu vực và trên thế giới.
Theo học chương trình này ở Trường Quốc tế, học viên có cơ hội cơ hội được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm và các chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam về Kỹ thuật y sinh như GS.TS. Nguyễn Đức Thuận, cũng như có cơ hội được học tập và hướng dẫn bởi các chuyên gia nước ngoài đến từ châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… Tấm bằng Thạc sĩ Công nghệ kỹ thuật y sinh mang lại cơ hội việc làm việc đa dạng như vị trí chuyên gia, quản lý, giám sát, điều phối ở các công ty, doanh nghiệp về sức khoẻ, sinh được, thực phẩm hoặc làm ở các bệnh viện, thẩm mỹ viện, trung tâm khám chữa bệnh, hay làm nghiên cứu và giảng dạy ở các cơ sở nghiên cứu và đào tạo liên quan. Đặc biệt, học viên sau khi tốt nghiệp chương trình này, đáp ứng được điều kiện, sẽ có cơ hội nhận học bổng không giới hạn học tiến sĩ ở các đối tác của Trường Quốc tế ở nước ngoài ví dụ tại các trường đại học ở Đài Loan.
Chương trình Thạc sĩ Công nghệ kỹ thuật y sinh có các điểm đặc sắc như: CTĐT mới có tính liên ngành cao và phù hợp với giai đoạn phát triển của CMCN 4.0, có tính liên ngành cao, với ba khối kiến thức và kỹ năng gồm Y sinh học phân tử (tế bào gốc, di truyền y học… ), Ứng dụng công nghệ thông tin (IT) và trí tuệ nhân tạo/internet vạn vật (AI/IoT) trong sức khoẻ và Điện tử y sinh, mang lại sự cạnh tranh trong quá trình xin việc và phù hợp với nhu cầu cao của xã hội; CTĐT được phát triển gắp với các nhóm nghiên cứu liên quan đến sức khoẻ của Trường Quốc tế, trong đó có 02 nhóm trong số 36 nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN. Hàng năm, các nhóm này tiến thành khoảng 10 đề tài NCKU các cấp, công bố khoảng 30 công trình trên các tập chí thuộc danh mục WoS/Scopus và 10 sách/chương sách quốc tế uy tín liên quan đến sức khoẻ và y sinh; Đội ngũ chuyên gia/giảng viên cơ hữu chất lượng, kinh nghiệm, được đào tạo bài bản ở nước ngoài về lĩnh vực Kỹ thuật y sinh và y sinh học phân tử, đặc biệt có GS. TS. Nguyễn Đức Thuận - người đầu tiên ở Việt Nam sáng lập ra ngành Kỹ thuật Y sinh; Có sự tham gia của các đối tác chiến lược mạnh về Kỹ thuật y sinh và Sinh y học phân tử trong hệ sinh thái ĐHQGHN và các đối tác trong và ngoài nước khác như Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học - ĐHQGHN, Viện Công nghệ Phacogen, Công ty Cổ phần dịch vụ phân tích di truyền – GENTIS, Trường ĐH Quốc gia Thành Công Đài Loan (Trung Quốc)… Môi trường học tập và nghiên cứu hội nhập, chuyên nghiệp, năng động tại Trường Quốc tế, đơn vị đang nằm trong nhóm 03 đơn vị có năng lực nghiên cứu và công bố tốt nhất trong ĐHQGHN; Người học có nhiều cơ hội làm việc làm sau khi tốt nghiệp và có cơ hội không giới hạn nhận học bổng trao đổi hoặc Tiến sĩ để sang các đối tác nước ngoài của Trường Quốc tế về lĩnh vực Kỹ thuật y sinh, Công nghệ thông tin và AI ứng dụng trong sức khoẻ, Y sinh, và liên quan.