Biến động kinh tế toàn cầu có tác động đến đối tượng học sinh?

0
0

 - Giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, nhiều nhóm đối tượng, đặc biệt là người lao động, sinh viên mới ra trường đang chịu tác động nặng nề. Tuy nhiên, nhóm học sinh có “bình yên vô sự”?

Năm 2023 đã khép lại với nhiều khó khăn tài chính cho cả người lao động và doanh nghiệp. Hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều có mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng do tổng cầu suy giảm; lạm phát vẫn ở mức báo động; chính sách tiền tệ thắt chặt; nợ công thế giới chạm ngưỡng kỷ lục; xung đột chiến tranh giữa các quốc gia tại châu Âu; biến đổi khí hậu...

Tuy nhiên, vẫn có nhiều điểm sáng tích cực được nhận định từ các chuyên gia: “2024 có thể là một năm tăng trưởng và bước vào giai đoạn đầu của chu kỳ tăng trưởng mới nhiều cơ hội và thách thức. Các nhịp điều chỉnh, tích lũy nếu có sẽ tạo nền tảng cho đà tăng mạnh hơn trong giai đoạn 2025 - 2026”, ông Giang Trung Kiên, Phó Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ MB (MB Capital) nhận định.

Nhìn chung trong năm tới, dự báo các rủi ro tiềm ẩn vẫn tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Hệ quả sau đại dịch vẫn còn tồn đọng, lạm phát tăng cao và nhiều tác nhân gây ảnh hưởng khác khiến khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu trong thời gian tới vẫn chưa rõ ràng.

Nền kinh tế chuyển dịch lớn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và nguồn thu nhập của nhiều nhóm đối tượng dù làn sóng sa thải đã có dấu hiệu hạ nhiệt và tình trạng thất nghiệp bước đầu được kiểm soát.

Chương trình “Mentoring - Trải nghiệm là nhân viên Sconnect” do Sconnect Academy of Media Arts (SAMA) tổ chức.
Chương trình “Mentoring - Trải nghiệm là nhân viên Sconnect” do Sconnect Academy of Media Arts (SAMA) tổ chức.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2023 cả nước có gần 1,07 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giảm 14,6 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2023 là 2,28%, giảm 0,06 điểm phần trăm so với năm trước.

Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng người lao động chật vật tìm việc còn các doanh nghiệp khó tuyển dụng vẫn xuất hiện thường xuyên. Điều này tác động trực tiếp tới năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua.

Đón đầu làn sóng thay đổi này, học sinh trở thành nhóm đối tượng cần được chú trọng về công tác đào tạo, định hướng ngành nghề sớm để tránh những rủi ro trong tương lai như: ngồi nhầm lớp tại giảng đường đại học, chọn nhầm nghề, mất thời gian học bổ túc các chương trình nghiệp vụ khác, thất nghiệp và không tạo ra nguồn thu nhập ổn định.

Thoạt nhìn nền kinh tế suy thoái chỉ tác động trực tiếp tới các bậc phụ huynh và chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến đối tượng học sinh. Song nhìn toàn cảnh, hệ lụy còn tiếp diễn trong những năm tiếp theo, thậm chí có thể kéo dài đến thời điểm các bạn học sinh hiện tại thi đại học và bắt đầu đi làm.

Đây chính là thách thức lớn của những bậc cha mẹ, Nhà nước và các đơn vị giáo dục toàn quốc. Thời điểm này là khoảng thời gian vàng chuẩn bị hành trang tốt nhất cho các bạn học sinh có khả năng đối diện với chuyển biến khó lường của kinh tế trong các năm tiếp theo. Cần linh hoạt thay đổi phương án hướng nghiệp, hỗ trợ các em lựa chọn đúng ngành, đúng nghề để hạn chế tình trạng thất nghiệp.  

Hiện nay các đơn vị giáo dục đã có một số phương án tiếp cận hướng nghiệp mới lạ và đạt hiệu quả cao. Nhiều chương trình trại hè được tổ chức nhằm giúp học sinh trải nghiệm thực tế nghề nghiệp mình yêu thích.

Chương trình Mentoring - Trải nghiệm là nhân viên Sconnect do Sconnect Academy of Media Arts (SAMA) tổ chức hồi tháng 11 năm 2023 là nơi giúp các bạn học sinh lớp 11 trường Vinschool Ocean Park thực hành ngành nghề một cách thực tế và tạo định hướng nghề nghiệp chính xác.

Bên cạnh đó, những hoạt động tương tác giao lưu đối thoại trực tiếp tại các điểm trường cũng là một cách tiếp cận được nhiều đơn vị giáo dục ưa chuộng. Nối tiếp hành trình SchoolTour2023 Chọn nghề như chọn người yêu, SAMA đã bắt đầu hành trình SchoolTour2024 với chủ đề mới lạ hơn nhằm gia tăng sự hứng thú của học sinh với hoạt động hướng nghiệp, giúp các bạn thấu hiểu bản thân và lựa chọn hướng đi phù hợp, hạn chế rủi ro trong diễn biến phức tạp của nền kinh tế toàn cầu.

SchoolTour2024 là hành trình hướng nghiệp do SAMA tổ chức. Dựa trên tiền đề phát triển mạnh mẽ trong năm 2023, hành trình năm mới mở rộng tới những trường THPT thuộc các tỉnh miền Bắc như: Ninh Bình, Nam Định, Phú Thọ,... Chương trình mang tới giá trị kết nối, kéo gần khoảng cách thế hệ giữa các bạn GenZ và phụ huynh, giúp các bạn lựa chọn ngành nghề phù hợp sở thích và nhu cầu thị trường lao động. 

Phạm Lê

 


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.