- Tính đến tháng 12/2023, Thành phố Đà Nẵng có gần 50% người dân trưởng thành có tài khoản công dân số (gắn với 1 kho dữ liệu trên Hệ thống); đã tích hợp được 1.569 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công quốc gia, chiếm tỉ lệ 82%; tỉ lệ hồ sơ trực tuyến đạt tỉ lệ 94% (vượt chỉ tiêu toàn quốc là 60%).
Thành phố Đà Nẵng là địa phương đầu tiên đưa vào sử dụng nền tảng công dân số, với phiên bản web được tích hợp trên ứng dụng dùng chung mang tên “DaNang Smart City”. Đây cũng là một trong những địa phương được Bộ TT&TT đánh giá cao khi triển khai "Năm Dữ liệu số quốc gia" là Đà Nẵng.
Đà Nẵng đã triển khai Cổng dịch vụ dữ liệu với hơn 1.000 tập dữ liệu mở và Kho dữ liệu điện tử. Kho dữ liệu điện tử phục vụ công dân cho phép lưu trữ các giấy tờ điện tử của công dân là kết quả của TTHC và sử dụng chính thức trong những lần thực hiện dịch vụ công trực tuyến tiếp theo mà không cần phải sao, chụp và tải lên hệ thống. Đặc biệt, người dân có thể chia sẻ giấy tờ từ kho dữ liệu cho các bên mà vẫn được chấp nhận khi nộp hồ sơ xử lý các thủ tục.
Để triển khai hiệu quả 12.000 thành viên của 2.400 tổ công nghệ số cộng đồng đã "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để hỗ trợ người dân đăng ký, sử dụng. Hiện 240.000 người dân Đà Nẵng đã đăng ký và được hưởng lợi ích này.
Giữa năm 2023, Đà Nẵng đưa vào Nền tảng công dân số; qua đó mỗi người dân có 01 tài khoản số và 01 kho dữ liệu trên Hệ thống của chính quyền để thuận lợi cho người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ tiện ích số khác.
Tính đến tháng 5/2023, hầu hết thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình với 1.797 DVCTT (chỉ có 4,5% TTHC cung cấp mức độ 2 do vướng các quy định khác nhau). Trong năm 2022, thành phố Đà Nẵng có 96% DVCTT có phát sinh hồ sơ (vượt chỉ tiêu quốc gia năm 2022 là 80%); tỷ lệ hồ sơ DVCTT là 78% (vượt chỉ tiêu quốc gia năm 2022 là 50%).
Điểm đột phá trong thúc đẩy sử dụng DVCTT của Đà Nẵng là người dân sử dụng tài khoản công dân điện tử, đăng nhập 01 lần vào nền tảng công dân số; chỉ cung cấp thông tin trong lần đầu, các lần sử dụng dịch vụ kế tiếp sẽ được kế thừa thông tin. Người dân có thể dễ dàng đăng ký tài khoản công dân điện tử (tạm thời, ban đầu) qua nhiều phương thức: Tin nhắn điện thoại SMS hoặc qua Zalo. Với những tiện ích như vậy, đến nay, gần 50% dân số trong độ tuổi trưởng thành ở Đà Nẵng đã có Tài khoản công dân điện tử /Tài khoản công dân số.
Tính đến tháng 12/2023, Thành phố Đà Nẵng có gần 50% người dân trưởng thành có tài khoản công dân số (gắn với 1 kho dữ liệu trên Hệ thống); đã tích hợp được 1.569 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công quốc gia, chiếm tỉ lệ 82%; tỉ lệ hồ sơ trực tuyến đạt tỉ lệ 94% (vượt chỉ tiêu toàn quốc là 60%).
Cổng Dịch vụ công Đà Nẵng được Bộ TT&TT đánh giá, xếp loại A (cao nhất) vào tháng 6/2023; Thành phố Đà Nẵng được trao giải xuất sắc tại hạng mục Cung cấp DVC thông minh tại Hội nghị thượng đỉnh thành phố thông minh châu Á (tháng 12/2023); đặc biệt là đạt Giải thưởng Thành phố thông minh Seoul (Seoul Smart City Prize) năm 2023 cho hạng mục lấy người dân làm trung tâm (HumanCentricity) tại Hội nghị thị trưởng các thành phố thông minh Thế giới (tổ chức tại Hàn Quốc).
Để đạt kết quả như trên, Thành phố đã triển khai một số giải pháp đảm bảo "khai báo tài khoản đơn giản; có chứa đầy đủ thông tin, dữ liệu; sử dụng thuận tiện và có kết quả thiết thực" nhất cho người dân.
Đó là, cung cấp tài khoản số cho người dân gắn với 1 kho thông tin, dữ liệu trên Hệ thống của chính quyền; đồng thời phải kết hợp mới mỗi người dân 01 tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt, 01 chữ ký số, 01 điện thoại thông minh và đặc biệt là có xác thực thông tin với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia.
Đặc biệt là thông tin, dữ liệu người dân được gói, gắn với mã QR duy nhất theo quy chuẩn quốc gia để thuận lợi hơn trong sử dụng dịch vụ, giao dịch. Tài khoản công dân số còn được tiếp cận, sử dụng nhiều dịch vụ, tiện ích số trên phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân trên app Danang Smart City.
Đà Nẵng cũng khuyến khích người dân sử dụng tài khoản công dân số, nộp hồ sơ trực tuyến như: Giảm thời gian xử lý hồ sơ trực tuyến; hỗ trợ chi phí trả kết quả qua bưu điện; giảm phí, lệ phí một số dịch vụ người dân sử dụng nhiều.