Luật Đường bộ: Cần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân

0
0

 - Đại biểu tỉnh Hải Dương đề nghị dự thảo Luật Đường bộ cần quy định rõ là người dân sử dụng đất được pháp luật thừa nhận trong hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc được phép tiếp tục sử dụng đất, còn được phép cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà ở...

Đóng góp ý kiến cho Luật Đường bộ, đại biểu Nguyễn Tạo - Lâm Đồng nêu rõ: việc quản lý và thu hồi đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ đường bộ, an toàn giao thông đường bộ là vấn đề rất bất cập trong thời gian vừa qua.

Đại biểu Nguyễn Tạo cho biết, theo Nghị định 203 về bảo vệ an toàn giao thông đường bộ thì từ năm 1982 đã xác định hành lang bảo vệ đường bộ, trong nội thị thì lấy hành lang bảo vệ đường bộ là lòng lề đường; ngoại ô lấy từ chân mái đường đắp và đỉnh mái đường đào, xác định một khoảng cách cụ thể.

Tuy nhiên, đến khi nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông đường bộ thì việc quản lý hành lang đường bộ trong thời gian vừa qua không được chặt chẽ, dẫn đến việc khi giải phóng mặt bằng, thi công các dự án hết sức khó khăn trong việc nâng cấp và mở rộng, đội kinh phí của dự án lên rất cao và phát sinh mâu thuẫn tranh chấp đất đai trong quá trình thu hồi và đền bù quyền sử dụng đất.

Đại biểu Nguyễn Tạo - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng phát biểu.
Đại biểu Nguyễn Tạo - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng 

Do đó, đại biểu Nguyễn Tạo đề nghị cần phải tăng cường tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân dọc hành lang bảo vệ đường bộ. Khi hạ tầng giao thông đường bộ qua những vùng địa bàn xã, phường, thị trấn bằng các bản công khai thông báo về chỉ giới, lộ giới và phải thiết kế chế định trong dự thảo luật lần này.

“Một là, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hành lang bảo vệ an toàn giao thông đường bộ.

Hai là, thông báo cho người dân nắm rõ được những chỉ giới xây dựng cụ thể, đặc biệt là vùng nông thôn, khi xây dựng nhân dân không phải xin phép xây dựng các công trình nhà ở. Hạn chế thấp nhất kinh phí đền bù có thể xảy ra và bảo đảm trật tự, an ninh ở cơ sở.” – đại biểu tỉnh Lâm Đồng nêu ý kiến.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Tạo, thực tế cũng cho thấy trong quá trình đô thị hóa nhanh để dẫn đến nhiều hệ lụy, mật độ dân số quá cao trong khu vực trung tâm, sự gia tăng về phương tiện tham gia giao thông ở các khu vực có nhiều chung cư, nhà cao tầng dẫn đến quá tải cho giao thông.

Thêm vào đó, các địa phương không tuân thủ tỷ lệ khi quy hoạch đô thị như tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn khác.

Do vậy, đại biểu đề nghị, ngoài luật quy định cụ thể phù hợp với tỷ lệ đất giao thông so với xây dựng đô thị tại các địa phương phải được thực hiện nghiêm túc với tỷ lệ được quy định trong quy hoạch đô thị mới bảo đảm sự phát triển bền vững của các đô thị trong tương lai và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông một cách bền vững.

Cần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân

Đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa - Hải Dương phân tích: Khoản 2 Điều 19 quy định đất hành lang an toàn đường bộ chưa được Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất được pháp luật thừa nhận được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định.

Trên thực tế, ngoài các tuyến đường mới xây dựng, quy hoạch có chỉ giới hành lang an toàn rõ ràng, dễ quản lý, nhưng ở các tuyến đường đi qua khu vực dân cư hai bên đường là nơi ở, sản xuất và kinh doanh hợp pháp của nhiều người dân đến tận sát mặt đường. Người dân cũng thường xuyên có nhu cầu sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình xây dựng. Việc bảo vệ hành lang an toàn đường bộ còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhiều vi phạm xảy ra.

“Có không ít khiếu kiện tranh chấp trên những thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng trong phạm vi hành lang an toàn. Do đó, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, đồng thời bảo vệ an toàn giao thông đường bộ, đề nghị dự thảo luật quy định rõ là người dân sử dụng đất được pháp luật thừa nhận trong hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc được phép tiếp tục sử dụng đất, còn được phép cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà ở và công trình xây dựng gắn liền với đất, với điều kiện phải bảo đảm an toàn công trình đường bộ không được che lấp hệ thống biển báo đường bộ, không ảnh hưởng đến tầm nhìn xe chạy trên đường và bảo đảm an toàn công trình đường bộ.” – đại biểu tỉnh Hải Dương kiến nghị.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.