HĐND TP Hà Nội thông qua các nghị quyết về tài chính, ngân sách

0
0

 - Sáng 8/12, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã biểu quyết thông qua các nghị quyết thuộc nhóm lĩnh vực tài chính, ngân sách.

Các nghị quyết được thông qua gồm:

Phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước của Thành phố năm 2022;

Dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố năm 2024 (gồm phân bổ vốn sự nghiệp và vốn đầu tư công năm 2024; Cập nhật cơ cấu Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023; Cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp Thành phố).

Sửa đổi, bổ sung một số định mức phân bổ chi khác ngân sách quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể của thành phố Hà Nội quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của HĐND thành phố Hà Nội;

Quy định về hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với tổ dân vận thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố.

Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết
Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết

Trình bày báo cáo thẩm tra, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố Hồ Vân Nga nêu, năm 2023 là năm đầu tiên triển khai các quy định mới của Thành phố về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội và phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách thành phố Hà Nội và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khoản thu chưa đạt dự toán, đặc biệt là khoản thu tiền sử dụng đất, ước hết năm chỉ đạt 86,2% dự toán (14.650 tỷ đồng/17.000 tỷ đồng dự toán giao). Đây là khoản thu quan trọng của ngân sách địa phương các cấp để tạo nguồn trực tiếp cho chi đầu tư xây dựng cơ bản. Đồng thời đã 3 năm liền (2021, 2022, dự kiến 2023), Thành phố không hoàn thành dự toán của khoản thu này là nội dung đáng lo ngại, cần làm rõ nguyên nhân.

Về chi ngân sách, chi ngân sách địa phương ước đạt 97,2% so với dự toán Thành phố giao đầu năm, tăng 9,9% so với cùng kỳ (trong đó chi đầu tư phát triển đạt 103,5% dự toán giao đầu năm, đạt 91,5% so với dự toán sau điều chỉnh và tăng 9,5% so với cùng kỳ).

Đặc biệt, Thành phố đã triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, trong đó tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc và đảm bảo nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án công trình trọng điểm, các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, hạ tầng văn hóa, xã hội như: Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4, các dự án thuộc kế hoạch đầu tư 3 lĩnh vực y tế, di tích, giáo dục.

Tuy nhiên, ước thực hiện chi đầu tư phát triển đạt 91,5% so với kế hoạch vốn Thành phố đã giao là không đạt mức 95% theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị UBND Thành phố cần tiếp tục chỉ đạo sâu sát và có các giải pháp điều hành quyết liệt, sát thực tế hơn trong những ngày còn lại của năm 2023 nhằm giải ngân chi đầu tư xây dựng cơ bản ở mức cao nhất.

Về các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2024, Ban Kinh tế - Ngân sách nhất trí với các nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm điều hành ngân sách năm 2024 được UBND Thành phố báo cáo HĐND Thành phố.

Đồng thời, Ban Kinh tế - Ngân sách nhấn mạnh yêu cầu rà soát, đánh giá kỹ kết quả 1 năm triển khai Đề án phân cấp, ủy quyền của thành phố, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý ngân sách, quản lý tài sản công, trong đó tập trung vào các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện để kịp thời điều chỉnh và báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh những bất cập so với thực tiễn, làm cơ sở tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền nhưng đảm bảo năng lực, trình độ, số lượng cán bộ để phân cấp, ủy quyền phù hợp, hiệu quả.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Những giọt nước mắt rơi khi xem Lễ truy điệu Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất

Trưa 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, nhiều người dân sau khi đến viếng tại Hội trường Thống Nhất đã ở lại và xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình ti vi. Nhiều người dân đã không cầm được nước mắt trước những thông tin về Tổng Bí thư được cầu truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.

Hình ảnh ngày thứ 2 Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 Sáng 26/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ đến 13 giờ tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà Đông Anh.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đông Anh, Hà Nội

(VnMedia) - Ngày 25/7, tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh tổ chức trọng thể Lễ viếng theo nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.