5 nhiệm vụ mục tiêu chung và 3 nhiệm vụ đột phá của Hội Nông dân Việt Nam

0
0

 - Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho công tác Hội và phong trào nông dân trong nhiệm kỳ 5 năm tới, bao gồm 5 mục tiêu chung cho cả nhiệm kỳ và 3 nhiệm vụ đột phá….

Sáng nay (27/12), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức buổi họp báo thông tin nhanh kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 được tổ chức trọng thể từ ngày 25/12 đến ngày 27/12/2023 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Việt Nam, Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp nông dân và nhân dân cả nước; đồng thời là cơ hội để đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam và tổ chức Hội nông dân vững mạnh.

Tổng số Đại biểu được triệu tập là 996 đại biểu. Tham dự Đại hội có 995 đại biểu (vắng 01 đại biểu trong suốt quá trình đại hội); trong đó đại biểu được bầu (do Đại hội Hội nông dân 63 tỉnh, thành phố bầu) là 854 đại biểu (chiếm 85,74%); đại biểu đương nhiên (là Ủy viên BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII): 92 đại biểu (chiếm 9,23%); đại biểu chỉ định (là cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà khoa học, cán bộ Hội): 50 đại biểu (chiếm 5,02 %).

Đại biểu dự đại hội có đại diện đủ 54/54 dân tộc. Độ tuổi bình quân của các đại biểu: 47,8 tuổi; đại biểu cao tuổi nhất: 68 tuổi (đại biểu Phan Ngọc Anh, sinh năm 1955 - Giám đốc Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Phan Ngọc Anh - nông dân SX-KD giỏi cấp Trung ương); đại biểu ít tuổi nhất: 22 tuổi (đại biểu Chu Thị Cải - hội viên nông dân Chi hội xóm Cà Mèng, xã Đức hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng).

Đại hội được đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và trên 300 đại biểu là các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các tổ chức Chính trị - xã hội; lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố; Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN (khóa VII) và các thời kỳ đã nghỉ hưu, chuyển công tác về dự Đại hội.

Tại phiên khai mạc trọng thể, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo đại hội, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam.

Đại hội đã thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VII với tiêu đề: “Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh; phát huy vai trò nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”; Dự thảo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam (sửa đổi, bổ sung); Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VIII, nhiệm 2023 -2028.

Với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Hợp tác - Phát triển”, đại hội đã đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho công tác Hội và phong trào nông dân trong nhiệm kỳ 5 năm tới (2023-2028).

 

5 mục tiêu chung cho cả nhiệm kỳ

- Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các cấp đủ phẩm chất, năng lực, tâm huyết với công tác Hội và phong trào nông dân, tận tụy phục vụ nông dân; phát triển và nâng cao chất lượng hội viên, xây dựng và củng cố cơ sở Hội vững mạnh.

- Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết nông dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân ngày càng được nâng cao cùng với sự phát triển của đất nước; đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân, nâng cao năng lực làm chủ của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả các phong trào nông dân; đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng người nông dân văn minh, giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm xã hội, tôn trọng pháp luật và nếp sống văn minh; nâng cao trình độ, năng lực quản lý, sản xuất kinh doanh, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của nông dân để phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hoạt động đối ngoại nhân dân, thu hút và phát huy các nguồn lực góp phần nâng cao hiệu quả công tác Hội và phong trào nông dân.

Đại hội đã biểu quyết thông qua 17 chỉ tiêu chủ yếu để làm cơ sở phấn đấu và đánh giá hiệu quả hoạt động của nhiệm kỳ mới:

(1) Có 100% cán bộ, hội viên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của Hội.

(2) Phấn đấu 100% cán bộ Hội chuyên trách các cấp và Chi hội trưởng chi Hội nông dân được trang bị kiến thức về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, nghiệp vụ công tác Hội.

(3) Kết nạp từ 1,0 triệu hội viên mới trở lên.

(4) Thành lập mới 25.000 tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, 2.500 chi Hội Nông dân nghề nghiệp.

(5) Có ít nhất 97% cơ sở Hội hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

(6) Có 100% chi Hội đảm bảo quỹ hoạt động Hội.

(7) Trực tiếp, phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nghề cho 1,25 triệu hội viên và lao động nông thôn trở lên.

(8) Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng cho 250.000 nông dân xuất sắc, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện trở lên.

(9) Hỗ trợ ít nhất 500.000 hộ nông dân có tài khoản trên sàn thương mại điện tử.

(10) Có trên 97% hội viên tham gia bảo hiểm y tế.

(11) Vận động từ 300.000 hội viên trở lên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

(12) Hằng năm có từ 60% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu và có từ 50% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

(13) Có từ 20% số hội viên trở lên tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã.

(14) Hỗ trợ thành lập mới 5.000 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và 1.000 hợp tác xã nông nghiệp.

(15) Có 100% hộ hội viên sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản cam kết đảm bảo an toànthực phẩm.

(16) Tăng trưởng quỹ hỗ trợ nông dân bình quân từ 10%/năm trở lên, trong đó 2% là vận động từ nguồn ngoài ngân sách.

(17) Có 100% cơ sở Hội xây dựng được mô hình về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Để thực hiện thắng lợi 17 chỉ tiêu trên, Đại hội đã đề ra 7 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho nhiệm kỳ 2023 -2028 là:

(1) Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh.

(3) Phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dưng nông thôn mới.

(4) Đẩy mạnh các hoạt dộng dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh

(5) Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

(6) Tích cực tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh.

(7) Chủ động, tích cực hội nhập và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hoạt động đối ngoại nhân dân.

3 nhiệm vụ đột phá

(1) Đổi mới mạnh mẽ phương thức tập hợp, đoàn kết nông dân.

(2) Tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp.

(3) Nâng cao trình độ, kỹ năng cho nông dân và cán bộ Hội các cấp.

Đại hội đã thông qua toàn văn Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam (sửa đổi, bổ sung) gồm 08 chương với 26 điều. Đại hội quyết định số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VIII (nhiệm kỳ 2023 – 2028) là 119 ủy viên; tại Đại hội đã bầu 111 ủy viên (khuyết 08 ủy viên sẽ kiện toàn sau đại hội).

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ nhất  đã họp ngày 26/12/2023, bầu 18 ủy viên Thường vụ, (khuyết 03 ủy viên sẽ bổ sung sau); bầu Chủ tịch, và 04 Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VIII (khuyết 01 Phó Chủ tịch sẽ bầu bổ sung sau); Hội nghị đã bầu Ủy Ban Kiểm tra Trung ương Hội gồm 11 ủy viên.

Cụ thể: Ông Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch tái đắc cử giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VIII với 100% số phiếu; 04 Phó Chủ tịch gồm ông Phạm Tiến Nam (tái cử), ông Đinh Khắc Đính (tái cử), bà Bùi Thị Thơm (tái cử), ông Nguyễn Xuân Định (tái cử). Bà Nguyễn Thị Vân Anh tái cử Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhiệm kỳ 2023 -2028.

Sau 03 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023 -2028) đã thành công tốt đẹp.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


VNPT miễn phí trải nghiệm bộ mở rộng vùng phủ Wifi Mesh

(VnMedia) - Từ ngày 1/7/2024, khách hàng sử dụng Internet VNPT sẽ được miễn phí trải nghiệm những dòng thiết bị mở rộng vùng phủ Wifi Mesh mới nhất của nhà mạng.

Các giải pháp ứng phó với tình trạng giá cả hàng hóa “nhảy múa” theo lương

(VnMedia) - Bộ Tài chính đã đưa ra một loạt giải pháp nhằm ổn định giá cả thị trường từ nay tới cuối năm, đặc biệt trong bối cảnh chính sách cải cách tiền lương đã có hiệu lực từ 1/7.

Tắt sóng 2G: Thuê bao VinaPhone sẽ không bị bỏ lại phía sau

(VnMedia) - Nhằm giúp khách hàng đảm bảo quyền lợi sử dụng và dễ dàng trải nghiệm các tiện ích số, VinaPhone dành nhiều ưu đãi và hỗ trợ tối đa cho khách hàng.

Bộ Y tế nỗ lực triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, đảm bảo tiến độ triển khai Đề án 06

(VnMedia) - Nhận thức rõ Đề án 06 góp phần quan trọng, tạo bước phát triển đột phá đối với chuyển đổi số quốc gia, Bộ Y tế đã tích cực tham gia, triển khai các hoạt động của Đề án gắn chặt chẽ với chuyển đổi số y tế, nỗ lực triển khai hồ sơ sức khoẻ điện tử...

Số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ hack trên toàn cầu tăng vọt

(VnMedia) - Các nhà nghiên cứu blockchain TRM Labs hôm 5/7 cho biết, số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ hack trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi trong sáu tháng năm 2024 so với năm trước đó.