Sửa Luật Lưu trữ cần đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia

0
0

 - Thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đều đặc biệt quan tâm đến các quy định về lưu trữ điện tử nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử...

Luật lưu trữ, chuyển đổi số
 

Phát biểu thảo luận tại Nghị trường về dự án Luật Lưu trữ, đại biểu Phạm Thị Kiều - Đắk Nông nhất trí quan điểm phải có những quy định về lưu trữ điện tử và tài liệu số để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động lưu trữ, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, theo đại biểu, để thực hiện chuyển đổi số đối với ngành lưu trữ cần nguồn lực đầu tư rất lớn, không chỉ để đáp ứng việc nâng cấp hạ tầng hiện có mà còn phải thiết lập mới, vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, quản lý tài liệu lưu trữ số trong suốt quá trình hoạt động.

“Tôi đề nghị cần có những bước đi phù hợp với khả năng về nguồn lực, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Trước mắt đối với tài liệu lưu trữ mang tính lịch sử, bảo quản vĩnh viễn mà sản sinh ra bằng số thì in ra sau đó xác thực của cơ quan lưu trữ và đưa vào kho. Như vậy, vừa đảm bảo tính bảo quản vĩnh viễn tài liệu lưu trữ lịch sử, vừa đảm bảo sự tiếp nhận của người dân trong việc khai thác giá trị tài liệu lưu trữ.” – đại biểu Phạm Thị Kiều nêu ý kiến.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước cũng nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Lưu trữ là cần thiết nhằm khắc phục kịp thời bất cập, hạn chế trong thực tiễn về công tác lưu trữ hiện nay, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử.

Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục chỉnh lý, làm rõ hơn về phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật đối với các tài liệu lưu trữ tư, đảm bảo thống nhất với các quy định nội tại trong luật, rà soát bổ sung quy định về thẩm quyền, thủ tục đưa tài liệu lưu trữ tư có giá trị làm việc vào kho lưu trữ quốc gia.

Quốc hội
 

Không tách rời lưu trữ điện tử, lưu trữ số và lưu trữ giấy

Góp ý cho Dự thảo Luật, đại biểu Trần Khánh Thu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình đề nghị ban soạn thảo cần quy định rõ hơn về lưu trữ điện tử cũng như công tác bảo đảm an toàn thông tin đối với tài liệu lưu trữ điện tử, nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia và xây dựng Chính phủ điện tử.

Theo đại biểu Huỳnh Phước Sang, để phát huy tài liệu lưu trữ giá trị trong giai đoạn hiện nay, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, lồng ghép các quy định về hoạt động chuyển đổi số vào từng nghiệp vụ lưu trữ để bảo đảm sự gắn kết, không tách rời lưu trữ giấy, lưu trữ điện tử, lưu trữ số. Rà soát, bổ sung nội dung một chương quy định về lưu trữ tài liệu điện tử để làm rõ những vấn đề đặc thù của lưu trữ điện tử, lưu trữ số như về cơ sở dữ liệu, về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử trên hệ thống mạng, phải làm rõ được việc đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính và hội nhập quốc tế. Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và bảo đảm tốt hơn về quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển lưu trữ điện tử, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) cho rằng quy định của dự thảo Luật chưa chú trọng tới các quy trình nghiệp vụ lưu trữ điện tử. Do đó, đề nghị tiếp tục rà soát nội dung của dự thảo nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đẩy mạnh chuyển đổi số hoạt động lưu trữ, đáp ứng yêu cầu xây dựng, lưu trữ số trên cơ sở. Đồng thời, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ lưu trữ điện tử.

Đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, tài liệu số là sản phẩm của chuyển đổi số ngành lưu trữ, đề nghị tách riêng điều khoản để làm rõ lộ trình, nguồn lực, cơ quan đầu mối quản lý và các cái điều kiện cần thiết khác, nhằm không chỉ để nâng cấp hạ tầng hạ tầng kỹ thuật hạ tầng hiện có mà còn thiết lập mới vận hành bảo trì quản lý tài liệu lưu trữ số trong suốt quá trình hoạt động.

Về cơ quan chuyên ngành thúc đẩy chuyển đổi số, đại biểu Nguyễn Thị Sửu cũng đề nghị chỉ giao một cơ quan đầu mối là Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc số hóa tài liệu lưu trữ, xây dựng kho lưu trữ số dùng chung cho cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương bảo đảm chuẩn hóa cơ sở dữ liệu và thuận tiện cho việc phân quyền quản lý, vận hành, trao đổi chia sẻ cơ sở dữ liệu lưu trữ…

Nhất trí với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Lưu trữ nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, đại biểu Tạ Đình Thi (đoàn Hà Nội) nhấn mạnh, lưu trữ là một trong những vấn đề hệ trọng, chính tài liệu lưu trữ là tài sản quý, được trao truyền giữa các thế hệ, phản ánh một cách chính thống những giá trị truyền thống văn hóa lịch sử, thậm chí phản ánh trình độ phát triển, văn minh của một quốc gia, dân tộc.

Đại biểu cho rằng, chuyển đổi số trong lĩnh vực lưu trữ chính là sự thay đổi phương thức làm việc, chuyển công tác quản lý nhà nước về hoạt động lưu trữ lên môi trường số, dựa trên dữ liệu. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện chuyển đổi số đang có những hạn chế về nhận thức, nhân lực, kinh phí, hạ tầng, khung pháp lý.

Đại biểu cho rằng các quy định của luật phải khắc phục được những bất cập này, cụ thể, cần có các quy định về cơ sở dữ liệu, tài liệu lưu trữ số, các hoạt động lưu trữ thực hiện trên môi trường điện tử, việc ứng dụng các công nghệ mới của cuộc cách mạng 4.0 vào hoạt động lưu trữ.

Giải trình vấn đề đại biểu quan tâm về vấn đề lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đây là nội dung mới được thiết kế thành một chương riêng, nhằm mục đích hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chính quyền điện tử và xã hội số, công dân số. Trong quá trình xây dựng luật, ban soạn thảo cố gắn đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các luật chuyên ngành về công nghệ thông tin, về giao dịch điện tử, về an ninh mạng, về bảo vệ bí mật nhà nước… đáp ứng được yêu cầu kết nối và chia sẻ dữ liệu, thông tin về tài liệu lưu trữ.

Vấn đền đại biểu quan tâm và đề nghị làm rõ hơn về nghiệp vụ lưu trữ điện tử và lưu trữ số và phải gắn với chuyển về số, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng tiếp thu để hoàn thiện thêm, trong đó quy định lộ trình đảm bảo nguồn lực bố trí các điều kiện để thực hiện nội dung này.

VNPT eDIG - Nền tảng số hóa hồ sơ lưu trữ trực tuyến được đánh giá là một giải pháp cứu tinh, giảm thiểu sự tấn công của “cơn bão giấy” là số hóa văn bản, tài liệu cho các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp hiện nay với nhiều lợi ích đem lại. VNPT eDIG đã được nhận danh hiệu Sao Khuê 2020 trong lĩnh vực Chuyển đổi số.

VNPT eDIG - Nền tảng số hóa hồ sơ lưu trữ trực tuyến là giải pháp số hóa văn bản, tài liệu, giúp tiết kiệm không gian lưu trữ đồng thời người dùng có thể nhanh chóng truy xuất, tìm kiếm thông tin ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời điểm nào.

VNPT eDIG được đánh giá là giải pháp cứu tinh trước sự tấn công của cơn bão giấy dành cho các cơ quan, tổ chức đã và đang thực hiện việc số hóa trong đơn vị mình với những lợi ích đem lại như tiết kiệm không gian lưu trữ văn bản, tài liệu; giúp việc lưu trữ, truy xuất, chia sẻ thông tin một cách dễ dàng; Dễ dàng truy xuất tìm kiếm thông tin ở bất kỳ đâu vào bất cứ thời điểm nào; Linh hoạt trong việc chuyển đổi sang các loại dữ liệu số khác nhau; Có khả năng chỉnh sửa và tái sử dụng dữ liệu; Bản sao dự phòng các rủi ro có thể xảy ra đối với bản giấy; Giảm thiểu sự xuống cấp về mặt vật lý và hóa học của tài liệu gốc trong quá trình khai thác, sử dụng; Giảm thiểu tối đa sức người, sức của cho việc quản lý nguồn tài nguyên thông tin truyền thống…

Trong quá trình xây dựng, triển khai và cung cấp thực tế, VNPT eDIG - Nền tảng số hóa hồ sơ lưu trữ trực tuyến đã cho thấy các ưu điểm nổi trội, được khách hàng đánh giá cao như được thiết kế phù hợp cho bất kỳ một hệ thống lưu trữ, cơ quan thông tin khác nhau về quy mô, tổ chức, loại hình. VNPT eDIG có thể đáp ứng trên một diện rộng các khách hàng lớn theo mô hình điện toán đám mây. Hệ thống đáp ứng việc lưu trữ tất cả các loại hồ sơ có nhiều cấp và thông tin hồ sơ chưa được xác định.

VNPT eDIG cũng giúp người dùng nhận dạng bóc tách thông tin văn bản giảm thao tác và nhân công nhập liệu. Quản lý thông tin lưu trữ, đồng thời là công cụ tra tìm, quản lý hồ sơ tài liệu một cách tiện lợi, nhanh chóng và chính xác; Hỗ trợ in/ đọc/ tìm kiếm theo mã vạch; Hệ thống quản lý việc đăng ký sử dụng/mượn/trả/gia hạn thời gian sử dụng hồ sơ tài liệu giấy, tài liệu trực tuyến một cách nhanh chóng, thuận tiện…

 

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.