Quy hoạch Thủ đô: Cần hạn chế phát triển tự phát theo "vết dầu loang”

0
0

 - Sáng 21/11, do Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Tham luận về một số nội dung chủ yếu của Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, GS.TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đại diện Liên danh tư vấn Quy hoạch Thủ đô nhấn mạnh, Quy hoạch này không chỉ có ý nghĩ làm căn cứ khoa học và công cụ pháp lý quan trọng đối với quản lý Nhà nước và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển Thủ đô, mà là kim chỉ Nam để phát triển Hà Nội thành trung tâm động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, cực tăng trưởng của Vùng động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), tạo ra sự lan tỏa trong phát triển vùng, liên vùng và cả nước.

GS.TS Hoàng Văn Cường tham luận tại Hội thảo
GS.TS Hoàng Văn Cường tham luận tại Hội thảo

GS.TS Hoàng Văn Cường nêu rõ 5 điểm nghẽn trong phát triển Thủ đô hiện nay. Đó là thiếu thể chế; hạ tầng chưa đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông công cộng, đường sắt đô thị chưa phát triển; quy hoạch đô thị và các quy chuẩn kèm theo quy hoạch; ô nhiễm môi trường và các quy định về phòng chống lũ và năng lực, ý thức và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thực thi trong bộ máy quản lý còn hạn chế, e dè, né tránh, không tạo được những đột phá, dám nghĩ dám làm trong thực thi công vụ.

GS. TS Hoàng Văn Cường cho rằng, cần phát triển vùng đô thị lớn theo cấu trúc đa trung tâm theo mô hình đa cực; phát triển tập trung theo khu vực, hành lang, hạn chế phát triển lan tỏa tự phát theo "vết dầu loang” giữa đô thị và nông thôn.

Cùng với đó, phát triển vành đai đô thị đồng bộ, hiện đại theo mô hình TOD xung quanh đô thị lịch sử để thu hút nhu cầu phát triển dân số, lao động; kết hợp hài hòa giữa cấu trúc không gian với cấu trúc giao thông, cấu trúc tự nhiên và mạng lưới trung tâm chức năng đô thị tạo mạng đô thị nông thôn đặc trưng; kiểm soát chặt việc phát triển mở rộng các điểm dân cư nông thôn nằm trong hành lang xanh.

TP cần hình thành các trung tâm chức năng cấp vùng, quốc gia và quốc tế để tạo nên động lực cho các khu vực phát triển đô thị mở rộng.

Các trung tâm cấp quốc gia nằm phía Nam sông Hồng, các trung tâm chức năng quốc tế nằm phía Bắc sông Hồng. Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia ở khu vực Ba Đình; trung tâm TP Hà Nội tiếp tục giữ tại khu vực Hồ Gươm. Cùng với đó, TP phát triển các trung tâm khoa học công nghệ, dịch vụ quốc tế, tài chính quốc tế, đổi mới sáng tạo… để tạo động lực phát triển mới cho Thủ đô, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển lan tỏa vùng và quốc gia.

Đồng thời, TP phải dự trữ không gian để phát triển các chức năng, trung tâm mới trong tương lai tại phía Tây và phía Bắc. Hệ thống đô thị được quy hoạch phát triển theo mô hình đô thị thông minh bền vững với các khu vực đô thị nén tập trung theo mô hình TOD và các đô thị sinh thái tại khu vực ngoại thành. TP xây dựng phát triển trục sông Hồng trở thành trung tâm, biểu tượng của vùng đô thị Hà Nội trong tương lai.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Trong phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn, GS. TS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, cần phát triển hài hòa hệ thống đô thị và nông thôn, thúc đẩy phát triển lan tỏa và liên kết vùng.

Trong đó, TP phát triển hệ thống đô thị theo các mô hình đô thị trung tâm, trục đô thị hướng tâm, chùm đô thị là trung tâm vùng và tiểu vùng kết nối với đô thị trung tâm.

Tại mỗi khu vực phát triển đô thị, bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao thông, tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội; nhất là yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu, dịch vụ giáo dục có chất lượng. Mỗi khu vực, TP đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa phù hợp với điều kiện phát triển hạ tầng, gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân...

GS.TS Hoàng Văn Cường cũng nhấn mạnh việc Thành phố cần cải tạo, tái thiết khu vực nội đô, các khu vực đô thị hiện hữu; phân loại đô thị hiện hữu thành các khu vực: Giữ lại chỉnh trang; khu vực cải tạo bổ sung hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu vực chuyển đổi, tái thiết đô thị như các khu tập thể cũ, các khu sản xuất chuyển đổi, khu nhà ở tự xây không đảm bảo an toàn, không phù hợp các tiêu chí đô thị văn hiến, văn minh, hiện đại, theo hình thức và lộ trình phù hợp.

Hà Nội cần áp dụng mô hình phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng (TOD) tại các khu vực có quy hoạch ga đường sắt đô thị; có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với người dân khi thực hiện các mô hình cải tạo, chỉnh trang đô thị.

Trong phát triển đô thị, TP thực hiện bảo tồn phát huy các giá trị của các khu vực Hoàng thành Thăng Long, phố cổ, phố cũ, di tích văn hóa lịch sử, cảnh quan sinh thái và các khu vực quy hoạch kiến trúc có giá trị; tái thiết đô thị các khu tập thể cũ, khu dân cư đô thị hóa tự phát, các khu vực làng xóm đô thị hóa; kiểm soát hài hòa giữa xây dựng mới, xây dựng cải tạo và bảo tồn các khu vực có giá trị...

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.