Mưa lớn gây ngập lụt tại Thừa Thiên Huế, nhiều huyện miền núi ở Quảng Ngãi bị sạt lở

0
0

Đêm 14/11, mưa lớn cộng với nước lũ từ thượng nguồn tràn về đã khiến hàng loạt tuyến phố, khu dân cư tại thành phố Huế bị ngập.

Chốt chặn, cảnh báo người và phương tiện qua lại các điểm ngập lụt (Ảnh: VOV)

23h ngày 14/11, ghe thuyền là phương tiện cơ hữu để đưa người dân qua những vùng ngập sâu. Đường biến thành sông chỉ sau 1 giờ đồng hồ khi nước lên rất nhanh do mưa lớn ở thượng nguồn. 

Hàng trăm xe ô tô tháo chạy tìm nơi cao để đậu đỗ. Rất nhiều phương tiện khác không xoay chuyển kịp đã bị ngập nước phải nhờ cứu hộ. Số đông người dân tại TP Huế đã có một đêm không ngủ để lo kê dọn đồ đạc. 

Tổng lượng mưa đo được ở các huyện Nam Đông, Phú Lộc chỉ trong hơn 1 ngày qua đã lên đến trên 1010-1042mm. Lượng mưa này cao hơn lượng mưa trung bình cả tháng 11.

Mưa xối xả, lũ trên sông Hương dâng lên rất nhanh, tăng thêm 1,5m chỉ trong vòng 6 tiếng. Đến 1h ngày 15/11, lũ đã vượt báo động 3 khoảng 34cm. Đây là mức báo động lũ khẩn cấp. Dự báo lũ ở sông Hương vẫn còn cao vượt báo động 3 trong buổi sáng nay. Tình trạng ngập lụt vẫn xảy ra trên diện rộng ở các địa phương Nam Đông, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, thị xã Hương Thủy, Hương Trà và thành phố Huế.

Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế phải ra thông báo khẩn cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học trong hôm nay (15/11) để tránh lũ.

Cũng trong tối qua, mưa lớn kèm theo gió giật mạnh đã làm tốc mái nhiều nhà dân tại khu vực ven biển ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học hôm nay (15/11) để tránh lũ.

Nước lũ đang lên rất nhanh trên sông Hương (Nguồn: VGP)

Dự báo, từ ngày 14 - 17/11 trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa to, mưa rất to và rải rác có dông. Tổng lượng mưa phổ biến 180-350mm, có nơi trên 500mm. Trước diễn biến của tình hình mưa lũ, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu các địa phương, đơn vị tổ chức sơ tán người dân ở những khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực sạt lở bờ sông, ven biển, ven phá, chú ý sơ tán những đối tượng dễ bị tổn thương, phụ nữ mang thai, người già yếu; chỉ đạo lực lượng cảnh giới, hướng dẫn phương tiện giao thông tại các ngầm, tràn khi xảy ra lũ lụt, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, nghiêm cấm người dân vào rừng, đi vớt củi trên sông khi có mưa lũ. Chủ công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện tổ chức trực ban theo dõi, thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành đã được phê duyệt, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.

Nhiều huyện miền núi ở Quảng Nam bị sạt lở, ngập sâu do mưa lớn

Mưa lớn những ngày qua cũng đã làm lũ trên các sông tại các huyện miền núi cao Nam Trà My và Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam dâng nhanh. Một số tuyến giao thông cũng bắt đầu sạt lở gây ách tắc như tuyến ĐH5 tại huyện Nam Trà My, các mảng đá lớn đổ tràn xuống mặt đường khiến ô tô và các phương tiện vận tải lớn không thể lưu thông qua lại. 

Giao thông từ thành phố Tam Kỳ lên huyện vùng cao Nam Trà My gián đoạn vì ngầm ngập sâu. Ảnh: TTXVN

Tuyến 40B đoạn qua trung tâm hành chính huyện có một điểm sạt từ nhiều ngày trước chưa thể khắc phục. Tại huyện Đại Lộc, mái taluy sau Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam bị sạt lở, đất đổ xuống làm sập tường nhà dân tại Tổ 4 khu Phước Mỹ, một số hộ phải sơ tán. Mưa lớn cũng đã làm bờ sông Vu Gia đoạn qua xã Đại Cường bị sạt lở khoảng gần 100m.

Quảng Ngãi cũng xuất hiện sạt lở tại một số khu vực đường liên xã ở miền núi do mưa lớn ngày 14/11. Cầu tràn qua các con sông bị ngập như là cầu tràn Sông Rin, cầu Tà Nhu qua xã Sơn Hải, hay cầu Sơn Kỳ qua xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà. Huyện đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm, cấm người và phương tiện qua lại, tạm dừng hoạt động đò ngang và nghiêm cấm người dân đánh cá, vớt củi trên sông trong thời gian có mưa, lũ.

Quảng Ngãi mưa lớn gây ngập, sạt lở nhiều tuyến đường. Ảnh: TTXVN

Quốc lộ 24B đoạn đi qua các xã Sơn Thành, Sơn Hải, Sơn Thủy và Sơn Kỳ bị chia cắt cục bộ, giao thông qua khu vực này bị ách tắc trong nhiều giờ liền. Đến nay đã được khắc phục và thông xe bình thường.

Trong mùa mưa bão ngày càng có những diễn biến phức tạp, khó lường, các địa phương có nguy cơ cao như Quảng Ngãi và Bình Định cũng đang chủ động các biện pháp phòng tránh. Giải pháp lâu dài được xác định là đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở kiên cố cho bà con miền núi thông qua chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Theo VTV

https://vtv.vn/xa-hoi/mua-lon-gay-ngap-lut-tai-thua-thien-hue-nhieu-huyen-mien-nui-o-quang-ngai-bi-sat-lo-20231115051902779.htm


Ý kiến bạn đọc


Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư

(VnMedia) - VnMedia xin đăng tải toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ngô Thị Mận.

Nhớ về một người Cộng sản chân chính

(VnMedia)- Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và, lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu, cầu thủ nhí trên không gian mạng

(VnMedia) - Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo tuyển mẫu nhí, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (24/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh hơn 13 USD/ounce. Trong nước, chiều qua, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì ở mốc gần 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.