Không nên bàn về việc thay đổi quy định “uống rượu bia thì không lái xe”

0
0

 - Mặc dù quy định cấm tuyệt đối nồng độ rượu bia khi tham gia giao thông đã được thực hiện suôn sẻ và mang lại lợi ích trong suốt thời gian qua, nhưng hiện nay, quy định này lại đang được tranh luận trở lại khi Quốc hội thảo luận về Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Lo ảnh hưởng đến "nét đẹp văn hóa"?

Phát biểu về vấn đề liên quan đến nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, đại biểu Lê Hoàng Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai cho rằng, tại thời điểm này “chưa có căn cứ khoa học” cho việc cấm hoàn toàn rượu bia khi tham gia giao thông.

Vị đại biểu tỉnh Gia Lai còn nêu quan điểm: “Hành vi cấm không được ảnh hưởng và cấm các hành vi hoặc những nét đẹp văn hóa của nhân loại trên thế giới.”

“Ví dụ như biểu tượng về tình yêu của ngày lễ tình yêu thì chúng ta thường có tặng nhau thanh socola, mà thanh socola này có một chút rượu. Khi đã tặng nhau có thể như đại biểu Bế Trung Anh là tim đập chân run rồi, nhận dùng là có thể vi phạm ngay lập tức.” – vị này ví von.

đại biểu Lê Hoàng Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai
Đại biểu Lê Hoàng Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai: Hành vi cấm không được ảnh hưởng và cấm các hành vi hoặc những nét đẹp văn hóa của nhân loại trên thế giới

Đại biểu Lê Hoàng Anh còn cho rằng, việc cấm hoàn toàn sẽ hạn chế các ngành nghề khác, đặc biệt các ngành nghề đang khuyến khích như y học dân tộc.

“Bây giờ chúng ta chỉ cần sử dụng 5-10 ml rượu thuốc để chữa bệnh thì có thể vi phạm ngay. Tôi cho rằng ở đây cần thiết nhất để đại biểu Quốc hội và Quốc hội có thể quyết định hay không đó chính là bằng chứng và căn cứ khoa học. Tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ trả lời chính thức cho Quốc hội là căn cứ khoa học và bằng chứng khoa học để có điều quy định như thế này.” – vị đại biểu tỉnh Gia Lai lên tiếng.

Cùng quan điểm này, đại biểu Bế Trung Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh cho rằng, “rượu chỉ là một tác nhân ảnh hưởng đến năng lực hành vi” và “khi uống nhiều quá mới ảnh hưởng đến năng lực hành vi”, uống ít thì “có lẽ cũng chưa có ảnh hưởng.”

Đại biểu Bế Trung Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh
Đại biểu Bế Trung Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh: Uống ít thì “có lẽ cũng chưa có ảnh hưởng?

Tham gia ý kiến về quy định liên quan đến điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong máu có nồng độ cồn, đại biểu Trịnh Minh Bình cho rằng, không nên quy định một cách tuyệt đối, cứng nhắc nhưng quy định cấm tuyệt đối đối với người hành nghề lái xe chuyên nghiệp, có công việc chính là lái xe dịch vụ, lái xe hợp đồng các cơ quan, tổ chức nhà nước và lái xe kinh doanh. thu nhập.

Không nên bàn về việc thay đổi quy định “uống rượu bia thì không lái xe”

Góp ý vào các hành vi bị cấm tại Điều 8, đại biểu Đặng Bích Ngọc quan tâm đến khoản 1, Điều 8 quy định điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Đại biểu cho rằng, thời gian qua, Bộ Công an đã rất quyết liệt trong chỉ đạo tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông.

Điều này góp phần rất quan trọng vào việc đảm bảo an toàn giao thông, trật tự xã hội, phòng ngừa nguy cơ tai nạn, hạn chế rất lớn những vụ tai nạn thương tâm xảy ra, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc tham gia giao thông, hình thành văn hóa, thói quen “đã uống rượu, bia thì không lái xe”. Do đó, đại biểu bày tỏ thống nhất theo quy định của dự thảo Luật.

Đồng ý với quan điểm này, đại biểu Lê Hữu Trí đồng ý với việc nghiêm cấm tuyệt đối đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

đại biểu Lê Hữu Trí
Đại biểu Lê Hữu Trí: Quy định cấm đã có tác dụng tích cực

“Tôi đồng ý với giải trình của Chính phủ với quan điểm quy định này nhằm bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người tham gia giao thông, hạn chế thấp nhất các tai nạn giao thông nghiêm trọng. Trên thực tế sau thời gian thực hiện quyết liệt việc kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn thì có tác dụng tích cực và thay đổi ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, hạn chế các tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia.” – đại biểu nêu ý kiến.

Cùng đồng ý với quan điểm và tờ trình của Chính phủ về việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông, đại biểu Phạm Văn Thịnh phân tích:

“Thứ nhất, tác hại của người tham gia giao thông có nồng độ cồn là rất lớn. Theo số liệu của cơ quan chức năng, trong số các vụ tai nạn có mức từ nghiêm trọng trở lên thì 50% do người lái xe có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở.

Thứ hai, quy định do pháp luật đặt ra. Theo tôi nên tường minh và giúp người dân dễ chấp hành, có thể dễ dàng tự mình đánh giá, kiểm chứng được vi phạm hay không vi phạm. Thế nên giữa lựa chọn có ngưỡng hay cấm uống rượu, phương án cấm sẽ tường minh và giúp công dân dễ chấp hành, tự mình cũng thể đánh giá được mình vi phạm hay không vi phạm. Đây cũng là yêu cầu khi xây dựng bất cứ của một quy định pháp luật nào.

đại biểu Phạm Văn Thịnh
Đại biểu Phạm Văn Thịnh: Không nên bàn về việc thay đổi quy định

Thứ ba, việc cho phép uống rượu dưới một ngưỡng, ở một góc độ nào đó sẽ tạo ra không gian thúc đẩy phát sinh hành vi vi phạm. Thứ nhất, về tâm lý hoặc hành vi, nếu đã uống 1 chén rượu thì khả năng uống thêm sẽ cao hơn việc dứt khoát không uống rượu, bia ngay từ đầu. Thứ hai, vì bản thân người uống không biết đã đến ngưỡng hay chưa, cũng như nồng độ cồn thay đổi theo thời gian tính từ lúc uống rượu bia vào cơ thể. Việc quy định có ngưỡng nồng độ cồn vô hình trung lại thúc đẩy phát sinh hành vi vi phạm của người lái xe.

Thứ tư, ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật an toàn giao thông nói riêng của xã hội ta hiện còn chưa cao. Việc quy định cấm là phù hợp hơn trong điều kiện ý thức xã hội như vậy. Hơn nữa, quy định trong dự thảo không phải là mới, quy định này đã được chính Quốc hội khóa XIV thông qua ở Luật Phòng chống tác hại rượu bia và mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Thực tế quy định mới được triển khai mạnh từ năm 2022 đến nay do bị dịch COVID và đang cho kết quả kiềm chế tai nạn giao thông rất tốt, việc thay đổi vào thời điểm này theo tôi là không hợp lý. Chúng ta cũng không nên bàn về việc thay đổi quy định này".

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Tắt sóng 2G: Thuê bao VinaPhone sẽ không bị bỏ lại phía sau

(VnMedia) - Nhằm giúp khách hàng đảm bảo quyền lợi sử dụng và dễ dàng trải nghiệm các tiện ích số, VinaPhone dành nhiều ưu đãi và hỗ trợ tối đa cho khách hàng.

Số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ hack trên toàn cầu tăng vọt

(VnMedia) - Các nhà nghiên cứu blockchain TRM Labs hôm 5/7 cho biết, số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ hack trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi trong sáu tháng năm 2024 so với năm trước đó.

Cuối tuần, giá vàng đột ngột tăng rất mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (6/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York bất ngờ bật tăng mạnh mẽ. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục vượt xa mức 76 triệu đồng/lượng.

Xác thực sinh trắc học trong giao dịch chuyển tiền trực tuyến: Người dùng nói gì?

(VnMedia) - Báo cáo nghiên cứu của Cốc Cốc dựa trên dữ liệu thu thập từ khảo sát trực tuyến trên nền tảng từ ngày 01/7 - 04/7/2024 đi sâu phân tích “phản ứng” của người dùng, cũng như những quan điểm về lợi ích và lo ngại liên quan đến quy định mới này…

Các giải pháp đảm bảo cung cấp điện 6 tháng cuối năm 2024

(VnMedia) - Để đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống điện Quốc gia, đặc biệt tại khu vực miền Bắc trong các tháng còn lại của năm 2024, Cục Điều tiết Điện lực đã đưa ra 4 nhóm giải pháp.