Hà Nội thu hút nhân tài: Môi trường, sự tôn trọng có ý nghĩa hơn cả chế độ đãi ngộ

0
0

 - “Môi trường mà ở đó họ được khẳng định chính mình, bộc lộ năng lực, sở trường được tôn trọng và trọng dụng là điều quan trọng hơn cả đối với người tài, thậm chí còn có vai trò ý nghĩa quan trọng hơn cả chế độ đãi ngộ” - đại biểu Dương Khắc Mai nói.

Sáng 27/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến.

Cần chủ động đi tìm người tài

Phát biểu xây dựng Luật Thủ đô, đại biểu Phạm Văn Hòa - Đồng Tháp nhấn mạnh: Đối với Thủ đô Hà Nội cần phải có chế độ chính sách đặc thù giống như TP. Hồ Chí Minh để có cơ chế tốt, thoáng nhằm thu hút được nhân tài phục vụ cho Thành phố.

“Tuy nhiên, trong quy định tại khoản 2 Điều 7 có những nội dung ghi rất chung chung là Hà Nội phát triển nguồn nhân lực nói chung, mà chưa giải thích được rõ ràng căn cứ pháp lý cho những đối tượng thuộc diện chưa có quy định.” – đại biểu cho biết.

“Thời gian qua có một số nơi, đặc biệt như thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác sinh viên đào tạo xong không về mà ở nước ngoài luôn, thậm chí về cũng không phục vụ cho cơ quan quản lý nhà nước mà lại phục vụ cho doanh nghiệp tư nhân, trong khi đó ngân sách của thành phố bỏ tiền ra cho nhóm đối tượng này ăn học. Phải có quy định cụ thể để ràng buộc về phục vụ cho thành phố như thế nào, trong thời gian bao nhiêu năm để mang lại hiệu quả, không phải như trước đây.”- ông Phạm Văn Hòa nói.

Nêu ý kiến về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (TP Cần Thơ) cho rằng, trong bối cảnh tình hình hiện nay, thu hút người tài là nội dung đặc biệt quan trọng, nếu làm tốt sẽ giúp Thủ đô phát triển mạnh mẽ, đột phá để đạt được các mục tiêu đề ra.

“Thực tế kinh nghiệm các nước cho thấy, các nước đã vượt qua các bẫy thu nhập trung bình thành công và trở thành các nước phát triển, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và gần đây là Trung Quốc, họ rất ít khi dựa vào tài nguyên và chủ yếu dựa vào thu hút nhân tài để bứt phá và phát triển.” – đại biểu dẫn chứng.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng - Đoàn ĐBQH Tp.Cần Thơ
Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng - Đoàn ĐBQH Tp.Cần Thơ

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, giai đoạn 2013-2022, Hà Nội chỉ thu hút được 55 nhân tài là thủ khoa các trường đại học, trong khi đó, TP. Hồ Chí Minh là một nơi có rất nhiều các chính sách để thu hút nhân tài trong giai đoạn 2018-2022 nhưng cũng chỉ thu hút được 5 nhân tài.

Về đề xuất theo hướng chỉnh sửa, hoàn thiện, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, không thể chỉ đưa ra một số ưu đãi và chờ người tài tự đến với mình mà phải chủ động tìm kiếm, phát hiện, từ đó lôi kéo để thu hút họ.

“Chính phủ nhiều quốc gia, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, các cơ sở nghiên cứu, vườn ươm công nghệ đã chủ động tìm kiếm, phát hiện nhân tài từ rất sớm khi họ còn đang là học sinh, sinh viên, sẵn sàng hỗ trợ kinh phí học tập, trả lương, ký cam kết tuyển dụng từ trước khi ra trường. Vì vậy, nếu chỉ thu hút, trọng dụng nhân tài là chưa đủ mà cần phải có chính sách để tìm kiếm và phát hiện nhân tài.” – đại biểu tỉnh Cần Thơ nói.

Đề nghị cần làm rõ hơn khái niệm nhân tài, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, người tài không có nghĩa là người thông minh nhất, có nhiều bằng cấp nhất và học vị cao nhất, mà là người phù hợp nhất với công việc, đạt được kết quả cao nhất trong việc được giao; có tầm nhìn và khả năng phát triển trong tương lai. Do vậy, đại biểu đề nghị cần có một chương riêng về nội dung này, nên đặt tên là “Đào tạo, bồi dưỡng, phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”.

Chương này nên gồm các Điều 17, Điều 24 và Điều 25 hiện đã có trong dự thảo luật, vì các nội dung của 3 điều này có liên quan chặt chẽ với nhau, gắn với bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có nhân tài.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất nghiên cứu bổ sung một số các quy định:

Một là, xây dựng chính sách thông tin truyền thông về phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hai là, bổ sung cơ chế, chính sách về phát hiện sớm nhân tài, từ đó có lộ trình hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng vào những ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm cần thiết cả trong khu vực công và các khu vực quan trọng khác.

Ba là, bổ sung cơ chế, chính sách về xây dựng môi trường làm việc công bằng, chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, tạo mọi điều kiện để người tài phát triển, cống hiến, thực hiện bằng được phương châm 4 không, đó là không được, không thể, không muốn và không dám tham nhũng.

Bốn là, xem xét bổ sung chính sách hỗ trợ nhà ở như mua, thuê, thuê mua, điều kiện làm việc tại nhà, các chế độ hỗ trợ khác cho gia đình, vợ, con người có tài để giúp họ yên tâm cống hiến, làm việc. Ví dụ, như Trung Quốc cũng đã có một chính sách rất riêng về nhà ở cho người tài và đây là một trong những yếu tố để giúp cho nước này trong vòng 5 năm qua đã thu hút được khoảng 900 nhân tài từ khắp nơi trên thế giới về làm việc trong khu vực công.

Môi trường, sự tôn trọng có ý nghĩa hơn sự đãi ngộ

Phát biểu ý kiến, đại biểu Dương Khắc Mai - Đắk Nông cho rằng, để quy định có tính khả thi hơn, cần trao quyền cho HĐND thành phố ban hành các văn bản quy định cụ thể hơn với các đối tượng cần thu hút; Có sự phân loại các đối tượng một cách rõ ràng để có quy định về chế độ, chính sách cho phù hợp trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm và đãi ngộ để thu hút.

Đại biểu Đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông
Đại biểu Đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông

Đặc biệt, để giữ chân được người tài cũng như cần lưu ý đến một số điều kiện đảm bảo khác như xây dựng môi trường làm việc phù hợp, môi trường làm việc khuyến khích sự năng động, sáng tạo, đổi mới, tạo điều kiện cho người tài năng cống hiến và thăng tiến chính là yếu tố quyết định để giữ chân và phát huy tiềm năng của người tài.

“Môi trường mà ở đó họ được khẳng định chính mình, bộc lộ năng lực, sở trường được tôn trọng và trọng dụng là điều quan trọng hơn cả đối với người tài, thậm chí còn có vai trò ý nghĩa quan trọng hơn cả chế độ đãi ngộ”  đại biểu Dương Khắc Mai nói.

Đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Hòa thượng Thích Thanh Quyết - Quảng Ninh đồng tình cần có quỹ phát triển nhân tài, tạo cơ chế thông thoáng, vượt trội để nhân tài cống hiến cho thủ đô và đất nước tốt hơn.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Tắt sóng 2G: Thuê bao VinaPhone sẽ không bị bỏ lại phía sau

(VnMedia) - Nhằm giúp khách hàng đảm bảo quyền lợi sử dụng và dễ dàng trải nghiệm các tiện ích số, VinaPhone dành nhiều ưu đãi và hỗ trợ tối đa cho khách hàng.

Số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ hack trên toàn cầu tăng vọt

(VnMedia) - Các nhà nghiên cứu blockchain TRM Labs hôm 5/7 cho biết, số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ hack trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi trong sáu tháng năm 2024 so với năm trước đó.

Cuối tuần, giá vàng đột ngột tăng rất mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (6/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York bất ngờ bật tăng mạnh mẽ. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục vượt xa mức 76 triệu đồng/lượng.

Xác thực sinh trắc học trong giao dịch chuyển tiền trực tuyến: Người dùng nói gì?

(VnMedia) - Báo cáo nghiên cứu của Cốc Cốc dựa trên dữ liệu thu thập từ khảo sát trực tuyến trên nền tảng từ ngày 01/7 - 04/7/2024 đi sâu phân tích “phản ứng” của người dùng, cũng như những quan điểm về lợi ích và lo ngại liên quan đến quy định mới này…

Các giải pháp đảm bảo cung cấp điện 6 tháng cuối năm 2024

(VnMedia) - Để đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống điện Quốc gia, đặc biệt tại khu vực miền Bắc trong các tháng còn lại của năm 2024, Cục Điều tiết Điện lực đã đưa ra 4 nhóm giải pháp.