Luật Tài nguyên nước cần có chính sách đảm bảo quyền công dân với nhu cầu sử dụng nước

0
0

 - Thảo luận tại Hội trường Quốc hội về Luật Tài nguyên nước, đại biểu Tô Thị Bích Châu - Đoàn ĐBQH TP.Hồ Chí Minh đề nghị bổ sung chính sách đảm bảo quyền công dân đối với nhu cầu sử dụng nước thiết yếu của đời sống.

Theo đại biểu đoàn TP. Hồ Chí Minh, qua các điều của Luật sửa đổi lần này, đại biểu nhận thấy, từ Điều 41 đến Điều 43 quy định rõ trách nhiệm nhưng chưa làm rõ đảm bảo quyền của công dân đối với nhu cầu sử dụng nước cũng như các tổ chức, cá nhân có quyền khai thác trong điều kiện vi phạm pháp luật. Do đó, đề nghị bổ sung quyền này của công dân và các tổ chức, cá nhân.

Tại khoản 3 Điều 7 quy định cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước quốc gia, đại biểu Tô Thị Bích Châu đề nghị bổ sung quy định đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của cá nhân, tổ chức pháp nhân đối với hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia. Vì quyền tiếp cận thông tin đối với cơ sở dữ liệu tài nguyên nước rất quan trọng để đảm bảo cá nhân pháp nhân và tổ chức thực hiện quyền và trách nhiệm của mình.

Đại biểu Tô Thị Bích Châu - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh
Đại biểu Tô Thị Bích Châu - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh

Về các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8, đại biểu Tô Thị Bích Châu đề nghị bổ sung cấm 2 hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ nguồn nước và hành vi ảnh hưởng chất lượng của nguồn nước sinh hoạt, đồng thời cần có lộ trình đối với các hành vi để khắc phục các hành vi vi phạm trước đó. Nếu không có quy định nghiêm cấm 2 hành vi phổ biến này thì sẽ gây thiệt hai ngày càng nghiêm trọng.

Về Chiến lược tài nguyên nước tại Điều 12 và Điều 14 của dự thảo, đề nghị bổ sung từ “công khai”, tức là công khai trong chiến lược tài nguyên nước, công khai trong quy hoạch và công khai trong nguyên tắc lập quy hoạch.

Tại Điều 24, đại biểu đề nghị phải đảm bảo công bằng, hợp lý, hài hòa lợi ích bình đẳng giữa các đối tượng khai thác và sử dụng nước, giữa các địa phương, thượng lưu, hạ lưu, thượng du, hạ du…

Phát biểu đóng góp xây dựng Luật, đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội bày tỏ quan tâm đến nội dung về việc nâng cao khả năng giữ, tích trữ, dẫn nước, chuyển nước, khai thác, sử dụng bền vững và nâng cao giá trị của tài nguyên nước…

Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, Việt Nam la quốc gia mưa nhiều, sông suối dày đặc, địa hình nghiêng, sông lớn chủ yếu từ bên ngoài đổ về… Do vậy, việc giữ, tích trữ, sử dụng bền vững tài nguyên nước là rất quan trọng.

Từ tinh thần đó, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát các quy định để đảm bảo nội dung này được đưa vào quy định về các Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước; đảm bảo ưu tiên đầu tư tìm kiến, thăm dò, nâng cao khả năng giữ và tích trữ nước trong thời gian tới.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí
ĐBQH Nguyễn Anh Trí

Góp ý dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Sửu đề nghị bổ sung nội dung để nghiêm cấm hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước làm suy giảm chức năng nguồn nước, gây sụt lún đất, suy thoái cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước, để hạn chế tối đa nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng, làm suy thoái hay cạn kiệt nguồn nước.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị bổ sung vào khoản 8 Điều 24 chủ thể là chủ đầu tư dự án, để đảm bảo tính bao quát, đầy đủ, chặt chẽ trong quá trình thực hiện. Đối với kê khai đăng ký cấp phép thăm dò khai thác sử dụng tài nguyên nước, đại biểu đề nghị nghiên cứu gộp các quy định chủ yếu liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh dịch vụ quy mô nhỏ lại để tránh trùng lắp, dàn trải.

Nhấn mạnh nguồn nước đang ngày cạn kiệt và có nguy cơ ô nhiễm, vì vậy đây là vấn đề cần được quan tâm đúng mức, đại biểu Triệu Thị Ngọc Diễm (Sóc Trăng) cho biết, tại khoản 3 Điều 8 quy định xả nước thải đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực dưới nước sinh hoạt. Theo đại biểu, quy định như dự thảo rất khó thực hiện bởi hiện nay các sông rạch là nguồn tiếp nhận nước thải, chất thải sinh hoạt, sản xuất trong khi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt quy định với khoảng cách khá lớn. Vì vậy, đại biểu đề xuất Ban soạn thảo bổ sung đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết để các địa phương thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện.

Đại biểu cũng đề nghị xem xét bổ sung quy định cụ thể hơn về cấm và hạn chế khai thác nước dưới đất để phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản đối với những vùng đã có nguồn nước mặt. Bởi việc khai thác nước dưới đất gây ra nhiều tác động tiêu cực như sụt lún đất, xâm nhập mặn, suy thoái cạn kiệt nguồn nước.

Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc


Tắt sóng 2G: Thuê bao VinaPhone sẽ không bị bỏ lại phía sau

(VnMedia) - Nhằm giúp khách hàng đảm bảo quyền lợi sử dụng và dễ dàng trải nghiệm các tiện ích số, VinaPhone dành nhiều ưu đãi và hỗ trợ tối đa cho khách hàng.

Số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ hack trên toàn cầu tăng vọt

(VnMedia) - Các nhà nghiên cứu blockchain TRM Labs hôm 5/7 cho biết, số lượng tiền điện tử bị đánh cắp trong các vụ hack trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi trong sáu tháng năm 2024 so với năm trước đó.

Cuối tuần, giá vàng đột ngột tăng rất mạnh

(VnMedia) - Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (6/7), giá vàng giao ngay tại thị trường New York bất ngờ bật tăng mạnh mẽ. Trong nước, chiều qua, giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục vượt xa mức 76 triệu đồng/lượng.

Xác thực sinh trắc học trong giao dịch chuyển tiền trực tuyến: Người dùng nói gì?

(VnMedia) - Báo cáo nghiên cứu của Cốc Cốc dựa trên dữ liệu thu thập từ khảo sát trực tuyến trên nền tảng từ ngày 01/7 - 04/7/2024 đi sâu phân tích “phản ứng” của người dùng, cũng như những quan điểm về lợi ích và lo ngại liên quan đến quy định mới này…

Các giải pháp đảm bảo cung cấp điện 6 tháng cuối năm 2024

(VnMedia) - Để đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống điện Quốc gia, đặc biệt tại khu vực miền Bắc trong các tháng còn lại của năm 2024, Cục Điều tiết Điện lực đã đưa ra 4 nhóm giải pháp.